Vụ UBS mua lại Credit Suisse dưới góc nhìn chuyên gia và người trong cuộc

“Đặt trong bối cảnh bình thường, tôi cho rằng đây là một giao dịch tuyệt vời đối với UBS. Tuy nhiên, trong môi trường hiện tại, nó phức tạp hơn vì có rất nhiều điều không chắc chắn trên thị trường", ông Johann Scholtz, nhà phân tích cổ phiếu nhận định.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hình minh họa, nguồn: Internet.
Hình minh họa, nguồn: Internet.

Cục diện sẽ thay đổi

Tập đoàn UBS hôm 19/3 đã đồng ý tiếp quản Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ và cũng là đối thủ lâu năm của họ với giá 3,25 tỷ USD do Chính phủ Thụy Sĩ đứng ra làm trung gian.

Động thái chưa từng có được công bố vào cuối ngày Chủ nhật tại Zurich là một cuộc chạy đua với thời gian của các nhà quản lý để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trên thị trường toàn cầu.

Thụy Sĩ cam kết cho vay và bảo lãnh hơn 160 tỷ franc (173 tỷ USD) để củng cố thanh khoản cho ngân hàng.

Theo giới phân tích, cuộc giải cứu đầu tiên của một ngân hàng toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 này sẽ mang lại ảnh hưởng to lớn cho UBS, giúp họ loại bỏ đối thủ lớn bấy lâu. Đồng thời, giao dịch này cũng sẽ làm thay đổi cục diện ngành ngân hàng Thụy Sĩ, nơi vốn các chi nhánh của Credit Suisse và UBS tồn tại khắp nơi, đan xen, đôi khi chỉ cách nhau vài mét.

Credit Suisse và UBS là những trụ cột của tài chính toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua khi chỉ 2 ngân hàng này đã nắm giữ tổng tài sản lên tới 140% tổng sản phẩm quốc nội của Thụy Sĩ, vốn là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài chính.

Sau vụ sụp đổ tài chính năm 2008, các chính trị gia đã cam kết sẽ không bao giờ cứu các ngân hàng nữa.

Theo đó, cuộc giải cứu Credit Suisse lần này cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của các nhà băng và rằng, các vấn đề của họ có thể nhanh chóng bùng phát và ảnh hưởng lớn thế nào đối với tài chính Thụy Sĩ nói riêng và tài chính toàn cầu nói chung.

“Đặt trong bối cảnh bình thường, tôi cho rằng đây là một giao dịch tuyệt vời đối với UBS. Tuy nhiên, trong môi trường hiện tại, nó phức tạp hơn vì có rất nhiều điều không chắc chắn trên thị trường", ông Johann Scholtz, nhà phân tích cổ phiếu tại Morningstar, phụ trách European Banks, Amsterdam, nhận định.

Sự đảo ngược của vận mệnh

Ngay sau thông báo mua lại trên, các ngân hàng trung ương bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BoJ) cho biết, họ sẽ tăng các hạn mức hoán đổi đồng đô la, giúp xoa dịu các nhà đầu tư vốn đang bị xáo trộn bởi tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng. Sự sụp đổ của hai ngân hàng Hoa Kỳ và sự sụt giảm cổ phiếu của Credit Suisse đã gây ra những làn sóng chấn động khắp các thị trường trong tuần qua.

UBS sẽ trả 3,2 tỷ USD cho Credit Suisse và chịu khoản lỗ ít nhất 5,4 tỷ USD từ việc giải phóng danh mục đầu tư phái sinh và các tài sản rủi ro khác.

Credit Suisse có giá trị thị trường khoảng 8 tỷ USD chốt phiên cuối tuần trước.

Trái chủ nắm giữ trái phiếu cấp 1 bổ sung (additional tier 1 bond) của Credit Suisse có thể bị mất trắng trong khi cổ đông của ngân hàng ít nhất sẽ còn được nhận một số cổ phiếu UBS.

Thương vụ được coi là một bước ngoặt đối với số phận các nhà băng. Trước đó, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính UBS chứ không phải Credit Suisse đã phải cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ.

Dù vậy, tình hình của các nhà băng đã có sự thay đổi lớn trong thời gian qua khi UBS kiếm được 7,6 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2022, trong khi Credit Suisse lỗ 7,9 tỷ USD. Cổ phiếu của Credit Suisse đã giảm 74% so với một năm trước, trong khi cổ phiếu của UBS tương đối ổn định.

UBS trở thành nhà băng hàng đầu trong việc quản lý tiền cho giới nhà giàu. Vị thế dẫn đầu của UBS tại Trung Quốc giờ đây được củng cố thêm nhờ sức mạnh của Credit Suisse ở phần còn lại của châu Á, khu vực vốn đang phát triển nhanh nhất.

Việc mua lại Credit Suisse cũng giúp UBS loại bỏ một đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Năm ngoái, UBS kiếm được 7,1 tỷ USD doanh thu từ việc mua và bán cổ phiếu, tiền tệ và trái phiếu trong khi con số này tại Credit Suisse là khoảng 3,2 tỷ USD.

"Vẫn là ngân hàng Thụy Sĩ"

Sự sụp đổ của Credit Suisse đã giáng một đòn mạnh vào danh tiếng của Thụy Sĩ trong lĩnh vực ngân hàng và gây chấn động nền tài chính toàn cầu.

Tại cuộc họp báo công bố thỏa thuận mua lại, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ, bà Karin Keller-Sutter cho rằng, giao dịch này là tốt cho các khách hàng của Credit Suisse.

“Giải pháp này có rủi ro,” bà thừa nhận, tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ loại bỏ các lo ngại về quy mô của ngân hàng mới, lập luận rằng bất kỳ giải pháp thay thế nào để giải quyết các vấn đề của Credit Suisse đều có nguy cơ gây ra “sự hỗn loạn kinh tế không thể khắc phục được”.

Còn Chủ tịch UBS, ông Colm Kelleher thì cho biết, sẽ thu hẹp mảng ngân hàng đầu tư của Credit Suisse và điều chỉnh cho phù hợp với "văn hóa rủi ro thận trọng" của UBS. Theo ông, thỏa thuận này sẽ hỗ trợ sự ổn định tài chính ở Thụy Sĩ và tạo ra giá trị bền vững cho các cổ đông của UBS.

“Một ngân hàng UBS mới sẽ vẫn phát triển bền vững”, ông nói.

Ngược lại, Chủ tịch Credit Suisse, ông Axel Lehmann tỏ ra thất vọng khi ngân hàng không thể phục hồi sau một loạt vụ bê bối và thua lỗ. Cuối năm ngoái, đồn đoán Credit Suisse có thể phá sản đã khiến khách hàng rút hàng chục tỷ USD khỏi ngân hàng.

Ông mô tả ngày Chủ nhật vừa qua là một "ngày đáng buồn lịch sử".

Hiện các nhân viên tại trụ sở chính ở Zurich đang chuẩn bị cho việc cắt giảm nhân sự quy mô lớn, với 10.000 vị trí có khả năng bị sa thải, các nguồn tin nói với Reuters hôm thứ Bảy.

Tuy nhiên, mọi chuyện cũng sẽ không suôn sẻ đối với UBS. Các nhà phân tích tại Jefferies cho biết, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro để có thể hoàn thành thỏa thuận, các khoản phí kiện tụng tiềm ẩn trong khi các nhà quản lý có thể yêu cầu UBS phải tăng vốn trong tương lai.

Và điều quan trọng là ban lãnh đạo ngân hàng sẽ bị phân tâm bởi thỏa thuận này trong nhiều tháng, có thể nhiều năm.

"Chúng tôi sẽ thay đổi, nhưng sẽ không thay đổi quá nhiều. Chúng tôi vẫn sẽ là ngân hàng Thụy Sĩ", Giám đốc điều hành UBS, ông Ralph Hamers, người sẽ lãnh đạo ngân hàng khổng lồ mới khẳng định.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Chat với BizLIVE