Bước đi này dự kiến có thể giúp VPBank chiếm lĩnh thị phần cung ứng vốn tại thị trường đặc thù này ngay trong năm 2024.
Việc điều chỉnh chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, CCN theo hướng thông thoáng hơn được Chính phủ đánh giá là hành động quan trọng và cần làm ngay.
Nguy cơ đóng băng vốn khi thuê, mua bất động sản tại KCN
Hiện cả nước đã có 416 KCN và hơn 1.000 CCN, đóng góp khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu của các nước và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.
Sự phát triển của các KCN, CCN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển hệ sinh thái đầu tư xanh, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và giải quyết lượng lớn việc làm... Dòng vốn đầu tư trong KCN, CCN ngày càng tăng, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN, CCN, vốn tín dụng là không thể thiếu. Tuy nhiên, khó khăn của những doanh nghiệp trong các KCN, CCN là các tổ chức tín dụng chưa có tiền lệ sử dụng hợp đồng thuê đất làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Trong khi những doanh nghiệp thuê đất để sản xuất, kinh doanh trong KCN, CCN thường có hoạt động trong dài hạn, thuê đất từ 20-50 năm nên cần nguồn vốn lớn, có độ ổn định cao.
Tiền thuê đất trong KCN có xu hướng tăng và thời hạn hợp đồng kéo dài nên tổng số tiền phải thanh toán khá lớn. Nếu doanh nghiệp phải trả bằng vốn tự có ngay từ đầu thời điểm ký hợp đồng thuê đất sẽ bị “đóng băng” một khoản vốn đáng kể.
Lãi suất ưu đãi, thế chấp tài sản linh hoạt
Để giải những bài toán còn vướng trong câu chuyện tiếp cận vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp, VPBank lần đầu tiên triển khai chính sách tài trợ trọn gói ưu đãi cho vay đối với doanh nghiệp ở KCN, CCN.
Theo đó, với những doanh nghiệp cần vốn với các mục đích như trả tiền thuê/mua bất động sản; đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định,máy móc thiết bị; bổ sung vốn lưu động trong các KCN, CCN sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 0,6%/tháng.
Không chỉ đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, điểm nổi bật trong chính sách này của VPBank chính là việc chấp nhận tài sản bảo đảm là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê/mua bất động sản trong KCN, CCN.
Trao đổi với chuyên gia tín dụng về chính sách này, vị chuyên gia cho biết: “Đây là một chính sách rất tốt, thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc tiếp sức doanh nghiệp. Làm phép tính đơn giản có thể thấy, nếu doanh nghiệp ký hợp đồng thuê/mua đất trong KCN với diện tích khoảng 10.000 m2 với đơn giá trung bình ước tính khoảng 5 triệu đồng/m2 thì tổng số tiền phải chi ra là 50 tỷ đồng.
Nếu doanh nghiệp phải dùng vốn tự có để thanh toán khoản tiền này thì không đảm bảo tính linh hoạt của dòng vốn, còn nếu vay ngân hàng thì cần có tài sản đảm bảo với giá trị lớn hơn từ 120 đến 150% so với giá trị thanh toán, điều này vô tình trở thành rào cản cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Nhưng VPBank lại có chính sách cho phép dùng chính hợp đồng thuê/mua BĐS để làm tài sản đảm bảo thì thực sự sẽ khiến nhiều chủ doanh nghiệp thở phào”.
Ông Đào Gia Hưng, Phó Giám đốc Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank chia sẻ: “Với vai trò là đơn vị đi tiên phong, chúng tôi phải vừa làm vừa lắng nghe, vừa triển khai vừa liên tục bổ sung chỉnh sửa, cốt để chính sách tín dụng phải phù hợp và dễ tiếp cận nhất đối với doanh nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng chính sách này sẽ giúp VPBank sớm chiếm lĩnh thị phần vốn cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN và sẽ thực sự là cánh cửa mở rộng cho doanh nghiệp trong thời điểm này”.