VN-Index quay đầu tăng điểm cuối phiên

Bất chấp việc vẫn bị nước ngoài bán ròng, VNM đã được tiền nội kéo lên và bật mạnh từ đáy 8 tháng. Qua đó, VN-Index vẫn có thể quay đầu tăng điểm cuối phiên.

Vận động của chứng khoán châu Á và thế giới đã đi trước chỉ số VN-Index khá xa nên việc các thị trường tích cực rơi vào việc điều chỉnh có thể dễ dàng kích hoạt tâm lý chốt lời của VN-Index. Hiện biến số hàng đầu có thể tạo ra sự bất ổn là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất nhưng xác suất phố Wall đặt cược vào khả năng này chỉ đang là 24%.

Sự thuận lợi vẫn chưa bị đánh mất, sắc xanh tiếp tục xuất hiện trong phiên giao dịch đầu tuần với chứng khoán châu Á. Chỉ số mạnh nhất là NIKKEI 225 (+0,52%) vẫn đang liên tục dao động tại vùng đỉnh thời đại còn TWSE (+0,41%) ngày một áp sát thành tích tăng 20% từ đầu năm. Nhờ đó, VN-Index lại có thêm cơ hội để tranh thủ thử sức với mốc 1.120 điểm.

Chất xúc tác

Với dòng tiền nội, các yếu tố hỗ trợ cũng chưa bị đánh mất trong giai đoạn vai trò của nhà đầu tư nội là quan trọng nhất. Theo thống kê, Ngân hàng Nhà nước đã có tuần bơm ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị ròng là 15.545 tỷ đồng. Qua đó, lãi suất liên ngân hàng bình quân của tuần vừa qua đã giảm 3,73%.

bsc126-7039.png

Tuần giao dịch đáo hạn phái sinh tháng 6 được xem là một sự kiện có thể khiến cho dòng tiền phải chậm lại sau những phiên giao dịch sôi động tuần vừa qua.

Ngoài ra, hoạt động giao dịch của các quỹ ETFs ngoại khi sẽ có 10,5 triệu cổ phiếu EIB được mua vào tương đương 70% thanh khoản bình quân 1 tháng của EIB. Với NVL, hơn 10 triệu cổ phiếu bị bán ra chỉ tương đương 50% thanh khoản bình quân 1 tháng của cổ phiếu này.

Vận động nhóm ngành

Quảng cáo

2 cổ phiếu NVL và EIB do đó đã gây được sự chú ý nhiều nhất. EIB cuối phiên tăng 3,14%, giao dịch 318 tỷ đồng còn NVL đứng giá tham chiếu.

So với nhóm Ngân hàng, vận động của EIB được xem là đột biến đáng kể bởi các mã BID (+0,5%), VCB (+0,5%), TCB (+0,9%), STB (+0,4%) chỉ chủ yếu tăng nhẹ.

Các mã Bất động sản lại sự phân hóa và đối kháng giữa các mã như DPG (+2,8%), PDR (+4,7%), SJS (+2,8%) với DIG (-3,1%), TDH (-4,4%), DXG (-1,4%)…

Nhóm cổ phiếu được xem là cá biệt của sàn thực tế là Bán lẻ với FRT, DGW tăng trần. Mặt bằng chung của thị trường trong biên độ hẹp như DPM (+0,3%), VCG (+0,57%), VJC (+0,42%), PVD (-0,85%), VCI (-0,29%), HCM (-0,75%), PC1 (-0,51%), HSG (-0,3%)…

VN-Index vận động chịu ảnh hưởng lớn tới từ các Bluechips như MSN (+2,5%), VNM (+3,2%), VIC (+2,1%) khi cuối phiên các mã này đồng loạt kéo chỉ số đi ngược lại các diễn biến trong phiên.

Tiền nội đã cân đối lại áp lực bán ròng của khối ngoại tại VNM để giúp cổ phiếu này bật mạnh từ đáy 8 tháng. Hiện VNM vẫn bị bán ròng liên tục kể từ 11/5.

Đây cũng là những diễn biến vẫn có thể xảy ra trong các phiên trước đáo hạn phái sinh. Chốt phiên, VN-Index tăng 8,49 điểm lên 1.116,02 điểm (+0,77%). Tổng giá trị giao dịch đạt 15.267 tỷ đồng.

vnindex126a-7435.png

Diễn biến đảo chiều cuối phiên cũng xuất hiện khi HNX-Index và UPCoM-Index quay đầu tăng lần lượt 0,78% và 0,4%. Tổng giá trị của 2 sàn đạt hơn 2.800 tỷ đồng.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Sacombank báo lãi trong quý III/2024

Quý III/2024 Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.751,7 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 8.094 tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

Sacombank đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho TP. Hồ Chí Minh Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Tại sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance