Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Ngày 21/11, Vinhomes (mã VHM) đã chính thức kết thúc đợt mua cổ phiếu quỹ “khủng” nhất thị trường chứng khoán. Trong ngày cuối cùng, số lượng cổ phiếu về tay Vinhomes tăng đột biến lên 35,7 triệu đơn vị. Phần lớn số cổ phiếu này được mua qua kênh khớp lệnh, còn lại gần 9 triệu cổ phiếu gom qua kênh thoả thuận từ khối ngoại. Số lượng cổ phiếu quỹ Vinhomes vừa mua chiếm đến 5,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của công ty.

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Như vậy, Vinhomes đã chính thức không mua đủ số cổ phiếu đăng ký, khối lượng còn lại khoảng 123 triệu đơn vị. Dù vậy, đây vẫn là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Theo quy định, trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc giao dịch, công ty sẽ phải huỷ số cổ phiếu quỹ đã mua, đồng thời giảm vốn điều lệ tương ứng. Như vậy, sau giao dịch, vốn điều lệ của Vinhomes sẽ giảm từ 43.544 tỷ đồng xuống còn hơn 41.000 tỷ đồng, vẫn lớn nhất trong nhóm bất động sản trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Về mục đích mua lại cổ phiếu quỹ, Vinhomes cho rằng thị giá VHM ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty. Việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Công ty khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án.

Quảng cáo
vhm.jpg

Trên thị trường, VHM đang có nhịp hồi mạnh trong những ngày cuối thời gian đăng ký giao dịch sau khi đã rơi sâu từ đỉnh một năm. Cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 43.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 26% so với đáy lịch sử hồi đầu tháng 8. Vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 189.000 tỷ đồng.

Tuần từ ngày 18 - 21/11, trong bối cảnh thị trường chứng khoán có thời điểm để thủng mốc 1.200, lực kéo mạnh từ VHM đã giúp VN-Index hồi phục lên gần 1.230 điểm, sau phiên giao dịch ngày 21/11.

Trong bối cảnh thanh khoản thị trường ảm đạm, VHM cũng là điểm sáng với khối lượng lớn giao dịch khớp lệnh mỗi ngày.

Về kết quả kinh doanh quý III/2024, Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần đạt 33.323 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.980 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Vinhomes ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 69.910 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 20.600 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý III/2024, Vinhomes ghi nhận quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lần lượt đạt 524.684 tỷ đồng và 215.966 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 18,3% so với thời điểm cuối năm 2023. Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có giá trị 22.055 tỷ đồng (~1 tỷ USD).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ Vinhomes tách doanh nghiệp trong mảng đầu tư khu công nghiệp thành 3 công ty con

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất? Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Dự án được triển khai bởi các nhà đầu tư, gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd, Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty Cổ phần WHAUP Nghệ An.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý

Ngày 19/11, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số 3479 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - phạm vi tại một phần Khu đô thị phía Tây đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI

Dưới sự chèo lái của ông Nguyễn Duy Hưng, SSI đã trở thành công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam, trong khi PAN Group cũng vươn lên thành một thế lực đáng kể trong ngành nông nghiệp.

Chứng khoán SSI sẽ sớm lấy lại vị trí đầu ngành về vốn điều lệ sau đợt tăng vốn Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng