VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do

VinaCapital dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong cả năm 2024 và 2025. Sự chuyển dịch tăng trưởng GDP của Việt Nam từ việc được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài trong năm 2024 sang các yếu tố nội tại vào năm 2025 sẽ có lợi cho th

vinacapital.jpg

 

Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam rất thấp

Tại Hội nghị Nhà đầu tư thường niên của VinaCapital, ông Michael Kokalari, CFA Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong cả năm 2024 và 2025.

Tiêu dùng chiếm hơn 60% nền kinh tế Việt Nam (so với khoảng 25% cho sản xuất), nên tiêu dùng mạnh mẽ hơn sẽ dễ dàng bù đắp cho sự tăng trưởng xuất khẩu/sản xuất chậm hơn mức dự báo vào năm tới. Chính phủ cho biết sẽ tăng cường đầu tư đáng kể cho cơ sở hạ tầng vào năm 2025 và kỳ vọng rằng việc này cũng sẽ làm người tiêu dùng cảm thấy tự tin hơn để tăng chi tiêu.

Chuyên gia VinaCapital kỳ vọng Chính phủ sẽ thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện các bước quan trọng để hồi phục thị trường bất động sản vào năm 2025. Việc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng 5-6% GDP, không đủ để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hoặc củng cố niềm tin tiêu dùng.

screenshot-2024-10-31-at-11.27.25.png

Tuy nhiên, việc kết hợp với tiến độ nhanh hơn của các dự án hạ tầng như sân bay mới của TP. Hồ Chí Minh và đường vành đai mới tại Hà Nội có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy tự tin hơn trong chi tiêu nhờ “hiệu ứng tài sản” liên quan đến bất động sản mà phần lớn người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sở hữu.

Sự chuyển dịch tăng trưởng GDP của Việt Nam từ việc được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài trong năm 2024 sang các yếu tố nội tại vào năm 2025 sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam được sản xuất bởi các công ty FDI không được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước. Vì điều này cùng với nhiều lý do khác, VinaCapital dự báo tăng trưởng EPS của VN-Index sẽ tăng từ 18% trong năm 2024 lên 23% vào năm 2025.

Trong đó, tăng trưởng lợi nhuận nhóm bất động sản, cụ thể nhóm Vingroup có thể đạt 105%, trong khi các doanh nghiệp bất động sản niêm yết còn lại trên HoSE tăng 77,6%; hàng tiêu dùng tăng 22,9%; Chứng khoán tăng 21,2%...

Quảng cáo
screenshot-2024-10-31-at-11.26.38.png

Bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng Giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán của VinaCapital cho biết, chất lượng lợi nhuận tại Việt Nam rất cao, thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của toàn thị trường dự kiến khoảng 16% vào năm tới, mặc dù tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khoảng 24%.

Cả 2 chỉ số này đều ở mức khả quan so với các thị trường chứng khoán mới nổi trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines). ROE của các thị trường này dao động từ khoảng 10-14% (trong khu vực Châu Á, chỉ có Ấn Độ có mức ROE tương đương với Việt Nam), trong khi tỷ lệ D/E ròng của các thị trường này dao động từ 50-100%.

Hơn nữa, mức định giá P/E dự phóng khoảng 10x của Việt Nam thấp hơn khoảng 25% so với các thị trường cùng khu vực và VinaCapital kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận CAGR 17% trong giai đoạn 2023-2025 so với mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 3-13% của bốn quốc gia cùng khu vực. Định giá P/E 10.1x của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng rất thấp so với mức lịch sử; thị trường chỉ giao dịch ở mức định giá thấp như thế này 1 lần trong 10 năm qua, vào thời kỳ COVID.

Tại phiên thảo luận về lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các chuyên gia cho biết, lãi suất tại Việt Nam đã giảm liên tục trong năm qua, điều này sẽ phần nào hỗ trợ nhu cầu vay trên toàn hệ thống, mặc dù giải quyết các vấn đề cản trở dự án bất động sản mới sẽ là động lực quan trọng hơn cho nhu cầu vay liên quan đến bất động sản.

Bên cạnh đó, lãi suất thấp hơn cũng có lợi cho chất lượng tổng tài sản của ngành và mặc dù lãi suất thấp thường làm giảm biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng, chuyên gia phân tích ngân hàng của VinaCapital là bà Nguyễn Thị Thúy Anh dự báo NIM sẽ ổn định vào năm tới nhờ cải thiện cơ cấu cho vay (tức là nhiều khoản vay thế chấp và cho vay bán lẻ hơn).

Lý do khiến khối ngoại có thể quay đầu mua ròng

Mặc dù có nhiều yếu tố tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tới 2,6 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam vào cuối tháng 9/2024, một phần do lo ngại về sự kiện chuyển giao chính trị của Việt Nam và tỷ giá đồng VND.

Vấn đề sau đã cơ bản được giải quyết và việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể tạo áp lực lên giá trị của đồng USD, điều này thường có lợi cho các thị trường mới nổi.

Ngoài ra, gần đây có một số tiến triển trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi bởi FTSE, nhờ các biện pháp mới của Chính phủ giúp hệ thống tài chính hoạt động gần hơn với các chuẩn mực quốc tế.

“Tất cả các yếu tố này có khả năng là chất xúc tác thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường chứng khoán vào năm tới”, chuyên gia VinaCapital cho biết.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do

VinaCapital dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong cả năm 2024 và 2025. Sự chuyển dịch tăng trưởng GDP của Việt Nam từ việc được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài trong năm 2024 sang các yếu tố nội tại vào năm 2025 sẽ có lợi cho th

Tỷ giá tăng mạnh ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán? “Chứng khoán có thể test lại 1.200 điểm nếu tỷ giá tiếp tục tăng” VNDIRECT nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,9%

Phó Thủ tướng giải trình về việc phân bón không chịu thuế GTGT: “Giá không chỉ phụ thuộc vào vấn đề thuế tăng hay giảm”

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, khi chúng ta đang thực hiện không thu thuế GTGT đối với phân bón giai đoạn 2018-2022 thì giá phân đạm ure vẫn tăng 19,71% đến 43,6%.

Trái chiều quan điểm về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2

Sau khi lập kỷ lục với hơn 5 tỷ USD, xuất khẩu cà phê đối mặt nhiều khó khăn

Niên vụ cà phê 2023/2024 đã kết thúc vào tháng 9/2024, khối lượng xuất khẩu đạt 1,45 triệu tấn giảm 12,7%, kim ngạch đạt kỷ lục mới với lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Bulog mở thầu mua 500 ngàn tấn gạo sau khi bất ngờ hủy gói thầu 340 ngàn tấn trước đó

Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia, Perusahaan Umum (Perum) Bulog, vừa phát đi thông báo mở thầu mua 500.000 tấn gạo trắng 5% tấm, niên vụ 2024 (xay xát chậm nhất là 6 tháng) có nguồn gốc từ Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Thời gian giao hàng từ tháng 11 đến ngày 20/12/2024.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số Ấn Độ mở cửa lại thị trường, xuất khẩu gạo Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD Giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 0,19 USD, Nhật Bản là 0,28 USD và 0,26 USD với Indonesia: So với các nước Việt Nam đắt hay rẻ?