Viettel Global lãi sau thuế hơn 1.200 tỷ đồng nhờ doanh thu tại các thị trường tăng trưởng mạnh

Quý II/2024, Viettel Global báo lãi sau thuế 1.214 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 1.220 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ nhờ doanh thu tăng trưởng tích cực mà còn do giảm chi phí trích lập dự phòng giúp chi phí quản lý giảm mạnh.

Viettel Global lãi sau thuế hơn 1.200 tỷ đồng nhờ doanh thu tại các thị trường tăng trưởng mạnh

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 vừa công bố của Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global, mã VGI) cho thấy, trong quý vừa qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 8.679 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ và cao gấp gần 5 lần so với mức tăng trưởng viễn thông thế giới (6% theo GSMA). Đây cũng là quý có doanh thu cao nhất từ trước tới nay của doanh nghiệp “họ” Viettel này.

Theo Viettel Global, trong quý II, cả 9 thị trường của doanh nghiệp đều tăng trưởng cao, tiêu biểu như Lumitel tại Burundi tăng 32%, Unitel tại Lào tăng 30%, Movitel tại Mozambique tăng 23%, Mytel tại Myanmar tăng 21%, Natcom tại Haiti tăng 18%, Telemor tại Đông Timor tăng 15%. Đặc biệt, các công ty ví điện tử như M_mola (Mozambique) còn tăng trưởng tới 136%, U-money (Lào) tăng 53%, Halopesa (Tanzania) tăng 35%, Lumicash (Burundi) tăng 25%.

Thị trường châu Phi hiện đang đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Viettel Global, tuy nhiên, thị trường mang lại lợi nhuận chính cho doanh nghiệp lại là khu vực châu Á và châu Mỹ La-tinh – Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2024 của VGI.

Bên cạnh doanh thu thuần tăng, doanh thu tài chính trong quý II của Viettel Global cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực, tăng gần 90% so với cùng kỳ lên 1.412 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, tăng nhẹ lên gần 319 tỷ đồng; lãi chênh lệch tỷ giá tăng tới 187% so với cùng kỳ lên 1.096 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi phí tài chính lại giảm 23%, xuống 971 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 30% còn 1.895 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi giảm tới 51% so với cùng kỳ, xuống 1.102 tỷ đồng. Riêng chi phí bán hàng tăng 63% lên 1.277 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong kỳ công ty còn ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 72 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.

Kết quả, trừ chi phí Viettel Global báo lãi trước thuế đạt 2.252 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.214 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ trước thuế 792 tỷ đồng và lỗ sau thuế 1.220 tỷ đồng.

Quảng cáo

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 16.586 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 4.732 tỷ đồng, gấp hơn 24 lần cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hơn 2.847 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 625 tỷ đồng của cùng kỳ. Với mức lãi sau thuế này, lỗ lũy kế của công ty đến cuối quý II đã giảm còn 1.234 tỷ đồng, từ mức 3.356 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Năm nay, Viettel Global đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 31.746 tỷ đồng, tương đương với năm 2023 và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.477 tỷ đồng, tăng 41,2%. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 53% mục tiêu doanh thu và 86% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.

Kết quả kinh doanh của VGI

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Viettel Global ở mức 57.141 tỷ đồng, tăng 8,9% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi là hơn 29.500 tỷ đồng, chiếm tới gần 51,7% tổng tài sản và tăng 27,7% so với đầu năm. Cũng chính nhờ lượng tiền gửi tăng mạnh mà lãi tiền gửi của công ty vẫn vẫn tăng so với cùng kỳ dù trong bối cảnh lãi suất tiền gửi giảm.

Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của công ty tăng 7,6% so với đầu năm lên 23.613 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí phải trả dài hạn tăng đột biến 28 lần lên hơn 560 tỷ đồng, đồng thời, các khoản phải trả ngắn hạn cũng tăng 16% lên 5.376 tỷ đồng và khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả tăng 42% lên 2.318 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của Viettel Global đến cuối quý II đã tăng 9,8% so với đầu năm, lên 33.510 tỷ đồng, trong đó, có 30.438 tỷ đồng vốn góp của chủ sở hữu, 3.528 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và dự phòng tài chính.

Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực, quý II/2024 cũng là giai đoạn thăng hoa của cổ phiếu VGI với mức tăng gần 214% trong một quý. Thậm chí nếu tính theo mức đỉnh 111.000 đồng/cổ phiếu (kết phiên ngày 26/6), cổ phiếu này đã tăng gần 274% so với đầu quý II và tăng 330% so với đầu năm.

Tuy nhiên, sau giai đoạn đi lên liên tục, từ giữa tháng 7 cổ phiếu VGI có xu hướng bị điều chỉnh và hiện đang giao dịch quanh vùng 77.000 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 198% so với đầu năm.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vietjet ủng hộ đồng bào tại các vùng bị thiệt hại do bão lũ

Bên cạnh việc quyên góp từ 8.000 cán bộ, nhân viên Vietjet, Vietjet cũng trích 5.000 đồng/vé máy bay bán được trong thời gian từ nay đến hết ngày 30/9/2024, tương ứng khoảng 5 tỷ đồng để hỗ trợ người dân khôi phục cuộc sống sau bão lũ.

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 Các công ty bảo hiểm dự tính bồi thường hàng nghìn tỷ đồng thiệt hại do bão số 3

Bí kíp đưa NCB thành "điểm đến mới" của nhân sự ngành Ngân hàng

Nhiều thay đổi đột phá trong công tác nhân sự thời gian qua đã giúp Ngân hàng NCB thu hút, giữ chân nhiều nhân tài và trở thành một trong những “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”.

Ngân hàng NCB chính thức triển khai Nền tảng Quản lý Quan hệ Khách hàng với Zoho Corporation NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

6 tháng đầu năm 2024, Vinpearl lãi gấp gần 4 lần năm 2023

6 tháng đầu năm 2024, cùng với sự hồi phục của ngành du lịch, hoạt động kinh doanh của Vinpearl cũng ghi nhận nhiều khởi sắc với lợi nhuận sau thuế thu về đạt 2.579 tỷ đồng, gấp 3,8 lần năm 2023.

Vingroup khép lại tham vọng với chuỗi bán lẻ dược phẩm VinFa Vingroup đã tất toán hơn 900 triệu USD trái phiếu quốc tế

Tất cả khách hàng MobiFone vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Mưa lớn do ảnh hưởng sau bão số 3 gây ra lũ lụt, sạt lở đất khắp các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn,… khiến nhiều người thiệt mạng, hàng nghìn gia đình phải rời nhà trong đêm đi sơ tán chạy lũ.

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng

Khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky do Phú Long làm chủ đầu tư

Sáng ngày 10/9, Công ty Phú Long chính thức tổ chức Lễ Khởi công Essensia Sky, dự án căn hộ xanh - sức khỏe trong quần thể Essensia Nam Sài Gòn, thuộc Khu đô thị Dragon City, mang thông điệp "Nơi đất lành cho cuộc sống hoan ca” tại khu Nam thành phố.

Thành phố nào thu hút các dự án bất động sản hàng hiệu? Tiến độ ba dự án trọng điểm của Bất động sản Phát Đạt ra sao?

Sau VinFast, đến lượt PV Power với tham vọng 1.000 trạm sạc xe điện năm 2035

PV Power đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với đối tác Hàn Quốc để nghiên cứu và phát triển hệ thống trạm sạc tại Việt Nam. Trước mắt, trong năm nay, PV Power sẽ thí điểm đặt trạm sạc đầu tiên tại số 6 phố Huỳnh Thúc Kháng, tham vọng sở hữu 1.000 trạm sạc

Nghiên cứu ưu đãi đất, thuế, phí cho nhà đầu tư trạm sạc xe điện Công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng muốn làm mô hình trạm sạc nhượng quyền

Sabeco sẽ "vượt mặt" Heineken tại Việt Nam nếu nắm quyền kiểm soát Sabibeco?

Nếu nắm thêm quyền kiểm soát 6 nhà máy bia của Sabibeco, tổng công suất của Sabeco sẽ được lên 3,01 tỷ lít bia/năm và trở thành doanh nghiệp bia có quy mô sản xuất lớn nhất Việt Nam.

Sabeco báo lãi 6 tháng hơn 2.300 tỷ đồng Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của PC1, Sabeco lên kế hoạch mua lại 43% cổ phần Sabibeco

Phát Đạt trở lại đường đua bất động sản khu công nghiệp

Bất động sản Phát Đạt vừa ký kết hợp tác với Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ để phát triển các khu công nghiệp và vận hành tương tự mô hình của khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 do Thanh Bình Phú Mỹ làm chủ đầu tư.

Quý II/2024, Phát Đạt (PDR) báo lãi giảm 82% Tiến độ ba dự án trọng điểm của Bất động sản Phát Đạt ra sao?