Việt Nam ngày càng hấp dẫn dòng vốn FDI nội khối châu Á

Việt Nam cũng đã chọn lọc hơn khi nhắm đến các khoản đầu tư FDI có giá trị gia tăng cao hơn, chứ không hoàn toàn dễ dàng như trước đây...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việt Nam có lực hút vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng mạnh. Nhiều công ty đa quốc gia, đặc biệt trong nội khối châu Á, đã và đang tiến vào Việt Nam - nơi có một thị trường tiêu thụ nội địa sôi động và được dự báo sẽ vượt xa các thị trường Thái Lan, Anh và Đức đến năm 2030.

Loạt hiệp định tự do thương mại đã có càng mở rộng thêm vị thế và sức hút trên.

Đó là những điểm chính được ông Joonsuk Park - Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp của HSBC Việt Nam nhấn mạnh trong bài viết mới đây, nhận định về dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Theo ông Park, không nghi ngờ gì nữa, dòng vốn FDI vào Việt Nam đóng một vai trò chủ chốt và góp phần vào câu chuyện tăng trưởng của đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những chất xúc tác quan trọng thúc đẩy và giúp Việt Nam chuyển mình thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất trong khu vực.

"Thế giới đã chứng kiến Việt Nam đạt được những chuyển biến tiến bộ về khung pháp lý, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hình thành hệ sinh thái sản xuất - chuỗi cung ứng đặc trưng, và sự xuất hiện của một thế hệ tài năng trẻ có tinh thần khởi nghiệp, những người sẽ dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, bỏ qua giai đoạn kinh tế truyền thống (analog economy) mà hầu hết các quốc gia đã trải qua", bài viết nêu tổng quan những thuận lợi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Cũng theo ông Park, ngày nay, Việt Nam đã thành công trở thành một thị trường cận biên hàng đầu tại châu Á và là một nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu. Các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có đặc quyền được tự do tiếp cận 15 trong số các thị trường nhóm G20.

Chính phủ Việt Nam đã tích cực tìm cách tận dụng các hiệp định tự do thương mại (FTA) như một công cụ quan trọng tạo nền tảng thuận lợi cho tăng trưởng xuất khẩu của đất nước. Việt Nam hiện có 15 FTA và nhiều hiệp định khu vực bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Những nỗ lực thậm chí còn rõ nét hơn khi Việt Nam, ngay trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đã cam kết và kiên trì thực hiện các FTA quan trọng bao gồm Hiệp định tự do thương mại Anh - Việt Nam, RCEP và CPTPP. Thị trường tiêu thụ nội địa của Việt Nam cũng là một “đấu trường” quan trọng không kém đối với các công ty đa quốc gia khi tiến vào đây. Nghiên cứu của HSBC cho thấy đến năm 2030, thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam sẽ vượt xa các thị trường Thái Lan, Anh và Đức.

Bài viết trên đưa ra dữ liệu, các nhà đầu tư FDI hoặc các công ty đa quốc gia trong khu vực và toàn cầu đang hoạt động tại Việt Nam đóng góp hiệu quả cho hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và hơn 25% giá trị đầu tư trong nước. Trong số các công ty đa quốc gia đó, phần lớn là các công ty trong nội khối châu Á.

Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam bao gồm điện thoại di động, hàng điện tử, máy móc nói chung, hàng may mặc, giày dép, sản phẩm gỗ,… và đối với tất cả các lĩnh vực này, các công ty đa quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore đóng vai trò không thể thiếu.

Quảng cáo

"Việc thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia trong nội khối châu Á cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam không chỉ nâng tầm giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu, mà đồng thời có lợi cho việc mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng của thị trường tiêu thụ nội địa. Những nhà đầu tư hàng đầu trong khu vực châu Á này hiện vẫn tiếp tục duy trì sự tập trung vào Việt Nam", ông Park nhìn nhận.

Bước sang năm 2023, bài viết trên cho biết, HSBC đã chứng kiến một số công ty đa quốc gia toàn cầu ở châu Á thể hiện quan tâm đến Việt Nam, tham gia vào nhiều lĩnh vực bao gồm bán lẻ, chất bán dẫn, điện tử, linh kiện di động, nhựa, năng lượng tái tạo, logistics... Họ đang tìm cách mở rộng hoặc đầu tư mới vào đây.

Trong các cuộc họp và sự kiện HSBC tổ chức gần đây với các nhà đầu tư và khách hàng Thái Lan, HSBC nhận thấy tồn tại sự quyết tâm, hào hứng và niềm tin trong cách những nhà đầu tư Thái tìm cách mở rộng hơn nữa và đầu tư vào các lĩnh vực nhà máy thức ăn chăn nuôi, bao bì, bán lẻ, sản xuất và hóa chất, dựa trên triển vọng tăng trưởng trung dài hạn của một thị trường hàm chứa đầy đủ các yếu tố phù hợp đối với sự phát triển.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia và thị trường khác, COVID-19 cũng đã và đang ít nhiều tác động đến Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2020, lượng vốn FDI mới đăng ký vào Việt Nam đã giảm khoảng 25%. Năm 2021, mức đầu tư giữ không thay đổi trong khi vào năm 2022, các khoản đầu tư tiếp tục giảm nhẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này. COVID-19 rõ ràng đã khiến nhiều công ty đa quốc gia trên toàn cầu trì hoãn các quyết định đầu tư.

Theo chuyên gia HSBC Việt Nam, việc sớm mở cửa đất nước vào cuối năm 2021 ngay lập tức chưa thể thu hút dòng vốn FDI trở lại. Việc lập kế hoạch và quyết định đầu tư đơn giản là cần có thời gian, chưa kể đến việc Việt Nam cũng đã trở nên chọn lọc hơn khi nhắm đến các khoản đầu tư có giá trị gia tăng cao hơn, chứ không hoàn toàn dễ dàng như trước đây.

Thêm vào đó, các yếu tố như rủi ro địa chính trị gia tăng trên thế giới, áp lực lạm phát gia tăng, chi phí vay tăng và suy thoái thương mại toàn cầu đang đè nặng lên các quyết định đầu tư của giám đốc quản lý vốn và giám đốc tài chính của những doanh nghiệp đa quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu.

Dẫu vậy, quan điểm trung và dài hạn của các công ty về Việt Nam vẫn vững chắc. Bài viết trên cho biết, nhiều nhà đầu tư FDI hiện tại và tiềm năng đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ có hệ sinh thái sản xuất đã được thiết lập, chi phí cạnh tranh, số lượng công nhân lành nghề ngày càng tăng, sự hỗ trợ pháp lý tiến bộ, tài sản và thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, cũng như lợi thế từ việc tận dụng chiến lược Trung Quốc+1.

HSBC dự đoán rằng GDP Việt Nam sẽ tăng 5,8% vào năm 2023. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn đó. Suy thoái thương mại toàn cầu đang ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam, lạm phát gia tăng gây cản trở tiêu dùng trong nước, và trong khi việc Trung Quốc mở cửa trở lại dự kiến sẽ tác động tích cực đến dòng vốn FDI, xuất khẩu và thu hút khách du lịch, 2023 vẫn sẽ là một năm có nhiều thách thức.

Do đó, việc thu hút trở lại dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam có tầm quan trọng thiết yếu đối với cả tăng trưởng xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa. Trong bối cảnh đó, không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của dòng vốn từ nội khối châu Á.

Các nhà đầu tư trong khu vực châu Á có hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam từ cả góc độ văn hóa và cách thức kinh doanh. Sự thuận lợi về khoảng cách địa lý cũng giúp những người quyết định việc đầu tư tại các trụ sở chính của doanh nghiệp dễ dàng di chuyển đến thị trường. Bản thân nhiều thị trường châu Á cũng chú trọng xuất khẩu, từ đó hiểu được lợi thế vốn có của việc tận dụng các hiệp định FTA đa dạng của Việt Nam.

Thu nhập và tài sản ngày càng gia tăng của tầng lớp trung lưu Việt ngày càng củng cố những nỗ lực tiến sâu hơn vào thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam. Trong khi các công ty đa quốc gia phương Tây đang vật lộn với những thách thức từ kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị, đây có thể là thời điểm thuận lợi để Việt Nam tập trung nỗ lực thu hút thêm nữa các dòng vốn FDI trong khu vực nội khối châu Á.

Có nhiều biện pháp có thể được áp dụng để tăng cường dòng vốn FDI và Chính phủ cũng hiện đang có nhiều nỗ lực để tiến hành, theo đánh giá của chuyên gia HSBC. Nhiệm vụ lúc này là phải tăng tốc gấp đôi tốc độ tiến hành để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào các khung pháp lý.

"Việt Nam rõ ràng đang trên hành trình chuyển đổi để trở thành một thị trường mới nổi. Đầu tư FDI tích cực sẽ hỗ trợ đẩy nhanh hành trình đó. May mắn thay, chỉ số PMI tháng 2 vừa qua đã quay trở lại mức 50, báo hiệu sự hồi phục của những đơn đặt hàng xuất khẩu mới", ông Park gợi mở một chuyển biến trong bài viết trên.

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Vàng SJC tăng mạnh giá mua, chênh lệch mua bán giảm về 2 triệu đồng ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025 MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

SeABank đón sinh nhật thứ 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán Giảm thuế nhập khẩu loạt mặt hàng từ ngày 1/4: Những lợi ích dành cho người tiêu dùng

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.

Vàng SJC bất ngờ tăng giá mua Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội

Chính thức: Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng trị giá gần 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025

Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Người Trung Quốc xây cầu "đẻ ra tiền" khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025