Việt Nam chi số tiền kỷ lục để nhập khẩu một mặt hàng cực quan trọng đối với đời sống người dân

Tính trung bình, mỗi tháng, Việt Nam chi khoảng 3.450 tỷ đồng để nhập khẩu mặt hàng này.

Hình minh họa

Theo số liệu sơ bộ từ hải quan, 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi tổng số tiền gần 38.000 tỷ đồng (1,55 tỷ USD) để nhập khẩu thịt và phụ phẩm (phụ phẩm ăn được của động vật như chân gà, cổ gà, da gà, tim cật, lòng mề....).

Con số này tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái cũng là mức kỷ lục từ trước đến nay của Việt Nam. Tính trung bình, mỗi tháng, Việt Nam chi khoảng 3.450 tỷ đồng để nhập khẩu mặt hàng này.

Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, phụ phẩm từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Nga, Brazil, Đức, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hàn Quốc... là những thị trường cung cấp mặt hàng này chủ yếu cho Việt Nam.

Thịt lợn và gà đông lạnh là những mặt hàng được ưu chuộng nhất trong danh mục các sản phẩm thịt nhập khẩu của Việt nam do giá thành của chúng rẻ hơn so với hàng nội địa. Đơn cử như giá thịt lợn nhật khẩu chỉ tương đương 1 nửa so với hàng trong nước. Thống kê cho thấy giá thịt lợn nhập khẩu dao động 52.000 - 62.000 đồng/kg, trong khi giá thịt lợn trong nước ở mức 80.000 - 180.000 đồng/kg.

Đặc biệt, ngoài những mặt hàng trên, trong quý 3/2024, lượng nhập khẩu thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò,... cũng tăng so với quý cùng kỳ năm 2023.

111-20-17339103881812002622266.jpg

Hình minh họa.

Lý giải về việc lượng lớn thịt nhập khẩu vào Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi để hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Quảng cáo

Giá cả cạnh tranh hơn và nguồn cung dồi dào đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt nhập khẩu tăng mạnh. Ngoài ra, dịch tả heo châu Phi lan rộng từ đầu năm đã khiến nguồn cung thịt nội địa giảm, đẩy giá thịt trong nước tăng cao, càng làm thịt nhập khẩu trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

Với mức nhập khẩu như hiện tại, dự kiến cả năm nay, chi ngoại tệ nhập khẩu thịt sẽ vượt 1,7 tỷ USD.

Mặc dù thịt nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam nhưng theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, những sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn rất chặt chẽ của Việt Nam. Điều này cũng giống như Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của họ.

"Nước ta giờ đã có vị thế, có tiềm lực. Thế nên, không phải bất cứ sản phẩm gì cũng đổ vào được... Chúng ta phải làm chặt để bảo vệ người tiêu dùng cũng như ngành chăn nuôi trong nước", Thứ trưởng Phùng Đức chia sẻ với báo giới.

thit-u-mat-masan-17192980683221891832961-17339103173522117184222.jpg

Hiện, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2021, tiêu thụ thịt lợn kg/đầu người khoảng 30 kg thịt lợn xẻ/người/năm. Đến năm 2022, con số này tăng lên khoảng 32 kg thịt lợn xẻ/người/năm và năm 2023 khoảng 33,8 kg thịt lợn xẻ/người/năm.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tiêu thụ thịt lợn toàn cầu dự kiến sẽ đạt 131 triệu tấn vào năm 2030, tăng 7,2% so với năm 2023. Tại Việt Nam, tiêu thụ thịt heo dự kiến tăng 28,3%.

Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm.

Hiện nay, sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ. Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi tại Việt Nam nói chung có nhiều tiềm năng để phát triển, cũng như có cơ hội để thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?