VEAM báo lãi gần 2.000 tỷ đồng trong quý 3, nắm giữ hơn 17.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng

Lợi nhuận trong quý 3 của VEAM chủ yếu đến từ phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết khi đem về 1.726 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM (Mã chứng khoán: VEA) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần 1.232 tỷ đồng, tăng 55% và lợi nhuận sau thuế 1.919 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần con số cùng kỳ năm trước. Lãi ròng quý 3 đạt 1.899 tỷ đồng.

Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ công ty liên doanh, liên kết khi đem về 1.726 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước. VEAM hiện nắm giữ 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam, đây là những liên doanh "đẻ trứng vàng" cho VEAM và gần như toàn bộ lợi nhuận đến từ các công ty liên doanh, liên kết này. Có thể thấy sự phục hồi trong tiêu thụ xe sau đại dịch, cộng thêm nền so sánh thấp của cùng kỳ năm ngoái do giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu đã giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh.

Ngoài ra, doanh thu tài chính (chủ yếu lãi tiền gửi) của VEAM trong kỳ đạt 226 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Tính tới cuối quý 3/2022, VEAM có tổng cộng 17.690 tỷ đồng tiền và đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn, cụ thể là 2.760 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, tăng hơn 2.480 tỷ so với đầu năm; cộng thêm gần 14.930 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và trái phiếu, tăng hơn 3.100 tỷ đồng so với đầu năm. Việc có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng cũng đem lại khoản lãi đều đặn hàng trăm tỷ mỗi năm cho VEAM.

Một điểm tích cực khác là hoạt động kinh doanh chính của VEAM (bán xe tải, máy nông nghiệp) tiếp tục ghi nhận lợi nhuận. Trong quý 3/2022, doanh thu thuần tăng 55% lên 1.232 tỷ, giá vốn cũng tăng nhưng chậm hơn giúp biên lợi nhuận cải thiện lên mức 13%, tương ứng lãi gộp 159 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VEAM tăng 23% lên mức 3.480 tỷ đồng. Khoản lãi từ các công ty liên doanh liên kết đạt 4.615 tỷ đồng trong 9 tháng. Khấu trừ chi phí, VEAM lãi ròng 5.090 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong năm 2022, VEAM lên kế hoạch LNST 5.137 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, Tổng Công ty đã vượt mức lợi nhuận mục tiêu đề ra.

Tổng tài sản tại thời điểm 30/9/2022 đạt 30.049 tỷ đồng, thêm hơn 5.044 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả đạt 7.341 tỷ đồng với hơn 6.100 tỷ là các khoản phải trả. Theo thuyết minh của VEA, khoản phải trả lớn nhất của doanh nghiệp là 5.974 tỷ đồng cổ tức, lợi nhuận phải trả. Đây là lượng cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 44,937%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 4.493,7 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 30/11/2022, danh sách cổ đông đã được chốt vào ngày 31/10.

Hết quý 3, VEA còn dự trữ được hơn 9.200 tỷ đồng LNST chưa phân phối. Ngoài ra, VEA còn hơn 28 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển.

Theo Markettimes

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Chat với BizLIVE