Không phải Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, "ông vua" xuất khẩu cà phê Việt Nam là ai?

Chi nhánh CTCP Tập đoàn Trung Nguyên - Nhà máy cà phê Sài Gòn đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng với kim ngạch đạt hơn 114 triệu USD.

Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), từ tháng 10-2023 đến tháng 9-2024 (niên vụ cà phê 2023-2024), Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,46 triệu tấn cà phê. Lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch lại tăng tới 33,1%, lên mức 5,43 tỷ USD. Đây là kim ngạch xuất khẩu trong một niên vụ cà phê cao nhất từ trước đến nay.

"Ông vua" xuất khẩu cà phê trong niên vụ cà phê 2023-2024 gọi tên Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) với kim ngạch hơn 520 triệu USD. Niên vụ 2022-2023 trước đó, doanh nghiệp này đứng ở vị trí thứ 2 với kim ngạch chỉ 244 triệu USD.

Trong danh sách, Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên - Nhà máy cà phê Sài Gòn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đứng thứ 16 với kim ngạch đạt hơn 114 triệu USD.

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp là doanh nghiệp do ông Thái Như Hiệp (SN 1963), Phó Chủ tịch VICOFA, sáng lập và là Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp có 3 sản phẩm chính là cà phê nhân, hồ tiêu và cà phê thương hiệu L'amant Café và là doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất cà phê hữu cơ.

Tháng 9/2024, công ty vừa tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng, trong đó, ông Thái Như Hiệp góp 67,9% vốn, bà Trần Thị Lan Anh góp 3,21% vốn.

images2932839_vinh20hiep_1600252206013550907517.jpg
Ông Thái Như Hiệp - Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Ảnh: Báo Gia Lai)

Theo Báo Gia Lai, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp hiện đang liên kết với người dân sản xuất 28.000 ha cà phê, chiếm gần 30% tổng diện tích cây cà phê toàn tỉnh.

Quảng cáo

Vĩnh Hiệp cũng cho biết, công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam có nông trại đạt chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, EU Organic, JAS, Korea Organic và các chứng nhận quốc tế như Fair Trade, Rain Forest, 4C,…

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp được thành lập năm 1991 tại Quận 6, Tp Hồ Chí Minh. Công ty khi mới được thành lập chỉ bắt đầu với số vốn ban đầu là 500 triệu đồng với 6 công nhân trong một nhà kho có diện tích là 500m2. Doanh nghiệp ban đầu chủ yếu chế biến, gia công và cung cấp các mặt hàng nông sản như đậu phộng, mè đen, tiêu, vàng, đậu trắng, ớt khô, gừng khô, ... cho các Công ty xuất sang các thị trường Nga và Algeria.

Đến năm 1999, Vĩnh Hiệp đặt văn phòng chính thức tại Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đồng thời cũng mở rộng về quy mô sản xuất, phát triển hệ thống dây chuyền nhà máy và tập trung vào chế biến mặt cà phê tiêu điều cho các đối tác xuất khẩu.

Năm 2004, công ty hoàn tất chuyển đổi thành Công ty TNHH Vĩnh Hiệp và bắt đầu xuất khẩu trực tiếp vào thị trường nước ngoài.

Hiện nay, Vĩnh Hiệp xuất khẩu cà phê đến 60 quốc gia, đưa hơn 80.000 tấn cà phê của Việt Nam đến khắp 5 châu mỗi năm.

Năm 2017, Công ty cho ra đời thương hiệu L'amant Café. Đến nay, các sản phẩm của thương hiệu cũng đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm những thị trường "nổi tiếng khó tính" như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, sau 2 năm đàm phán, ngày 19/3/2024, Vĩnh Hiệp đã thành công xuất khẩu lô hàng cà phê nhân xanh hữu cơ đầu tiên của Công ty sang thị trường Nhật Bản.

Hiện nay, Vĩnh Hiệp có 1 nhà máy chế biến cà phê nhân chất lượng cao tại Khu Công nghiệp Trà Đa với diện tích gần 70.000 m2, công suất 100.000 tấn cà phê/năm; 1 nhà máy chế biến cà phê bột, rang xay khép kín tại 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku với diện tích 5.000 m2, công suất 2.000 tấn/năm.

Tại tỉnh Bình Dương, Công ty có 1 nhà máy chế biến cà phê nhân tại Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên-tỉnh Bình Dương; diện tích tổng thể là 14.000 m2 và công suất đạt 50.000 tấn cà phê/năm.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa