Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Kết thúc năm 2024, BIDV được ghi nhận là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, Vietcombank được ghi nhận vị trí dẫn đầu về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế.

Đây là một trong những nội dung được đưa ra trong Báo cáo Tổng hợp thông tin hội viên trong tháng 1/2025 vừa được Ban Công tác hội viên, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam công bố.

tong-ts.jpg

Về tổng tài sản. Qua nắm bắt thông tin về kết quả kinh doanh của các tổ chức hội viên năm 2024, báo cáo của Hiệp hội cho biết, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục giữ vị trí quán quân về tổng tài sản, bỏ xa các ngân hàng còn lại với hơn 2,76 triệu tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) xếp các vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng tổng tài sản (đều trên 2 triệu tỷ đồng).

Trong nhóm ngân hàng TMCP, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là ngân hàng duy nhất có tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, những gương mặt tiếp theo có thể kể đến như: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Báo cáo cho biết, tổng tài sản các ngân hàng tăng mạnh chủ yếu là tăng trưởng tín dụng ghi nhận tăng mạnh hơn về cuối năm và có sự phân hoá giữa các tổ chức.

von-chu-so-huu.jpg

Về vốn chủ sở hữu. Vietcombank được ghi nhận là ngân hàng dẫn đầu hệ thống, với vốn chủ sở hữu ở mức 198.956 tỷ đồng vào cuối quý IV/2024, tăng 20,5% so với thời điểm cuối 2023.

VietinBank vươn lên vị trí thứ 2 với 149.944 tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm 2023, cải thiện 2 bậc so với thời điểm cuối quý III/2024.

Techcombank và VPBank lần lượt xếp thứ 3, thứ 4 trong danh sách vốn chủ sở hữu cao nhất, tương ứng là 147.940 tỷ đồng và 147.275 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,4% và 5,3% so với thời điểm cuối năm 2023.

Mặc dù đứng ở vị trí thứ nhất về tổng tài sản, tuy nhiên, BIDV chỉ giữ ở vị trí thứ 5 trong danh sách các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất khi chỉ đạt 144.512 tỷ đồng, tăng 17,6%, không thay đổi thứ hạng so với thời điểm cuối quý III/2024.

Quảng cáo

Agribank xếp thứ 6 trong danh sách với vốn chủ sở hữu khi đạt mức 126.000 tỷ đồng, tăng 25,3% so với thời điểm cuối năm. Trong nửa đầu năm 2024, Agribank đã được tăng vốn thêm 10.347 tỷ đồng.

Ngoài ra, Top 10 còn có sự góp mặt của các ngân hàng MB, ACB, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) và SHB. Trong đó, MB là một trong 7 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt mốc 100.000 tỷ đồng.

loi-nhuan.jpg

Về lợi nhuận trước thuế. Vietcombank tiếp tục giữ được vị trí quán quân với con số lợi nhuận vượt xa các đối thủ còn lại khi đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm trước.

VietinBank ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV/2024 (tăng 61%) đẩy lợi nhuận cả năm tăng 27% so với năm trước và vươn từ vị trí thứ tư lên thứ 2, với mức lợi nhuận trước thuế 31.758 tỷ đồng.

MB ở vị trí thứ 3, với 28.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 9,5% so với năm 2023.

Tiếp đến là Agribank với lợi nhuận trước thuế ghi nhận ở mức 27.927 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2023.

Trong nhóm ngân hàng TMCP, ngoài MB, các ngân hàng khác như Techcombank và ACB tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với lợi nhuận trước thuế lần lượt là 27.538 tỷ đồng và 21.006 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 20,3% và 4,7% so với năm 2023.

VPBank đã quay trở lại đường đua với vị trí tiếp theo khi tăng lợi nhuận lên gần gấp đôi từ hơn 10.000 tỷ đồng năm trước lên hơn 20.000 tỷ đồng trong năm 2024 nhờ sự phục hồi của FE Credit.

Hai ngân hàng HDBank và Sacombank với mức lãi trước thuế lần lượt là 16.000 tỷ đồng và 12.700 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 22,9% và 32,4%.

Trong năm 2024 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tổ chức triển khai, nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm, các Chương trình hành động, Chỉ thị của ngành Ngân hàng trong năm 2024.

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra, các tổ chức tín dụng đã chủ động điều hành để đảm bảo tiết giảm chi phí đầu vào, tạo tiền đề giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Thanh khoản hệ thống dồi dào, sẵn sàng cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Kết quả, đến cuối năm 2024, mặt bằng lãi suất cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại tiếp tục có xu hướng giảm, qua đó, góp phần kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 3,63%, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt 7,09%, vượt mục tiêu đề ra từ đầu năm (6,5%).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 40.658 tỷ đồng.

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Kết thúc năm 2024, BIDV được ghi nhận là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, Vietcombank được ghi nhận vị trí dẫn đầu về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế.

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng Các ngân hàng kiến nghị gì với Chính phủ?

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

DXY “hạ nhiệt” - tín hiệu tích cực cho VND?

Trong báo cáo tiền tệ mới công bố, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán MB nhận định thách thức tỷ giá vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới.

Tỷ giá và giá vàng cùng tăng mạnh sau Tết Nguyên đán Vàng SJC biến động trái chiều, tỷ giá ngân hàng quay đầu giảm mạnh Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 cho thấy nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh, trong đó, không loại trừ cả những “ông lớn” như BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB,…

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Ngày 7/2/2025 tại trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán: LPB) công bố bổ nhiệm ông Phạm Phú Khôi, Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT) giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT LPBank. Quyết định này là một bước đi chiến lược của LPBank nhằm củng cố và nâng cao năng lực quản trị trong bối cảnh tổ chức này đặt mục tiêu vươn lên nhóm dẫn đầu trong ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35%

Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo Luật Giá năm 2012 và Luật Giá sửa đổi năm 2023, vàng không phải mặt hàng thiết yếu, không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài Giá vàng gần mức cao kỷ lục do nhu cầu bảo toàn tài sản tăng mạnh Giá vàng thế giới dứt đà tăng