Các ngân hàng kiến nghị gì với Chính phủ?

Các ngân hàng thương mại đang đề xuất hàng loạt giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2025.

Các ngân hàng kiến nghị gì với Chính phủ?
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực HDBank. Ảnh: VGP.

Sáng 11/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và tạo bước đột phá trong năm 2025.

Tại hội nghị, các báo cáo đánh giá cho thấy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và ngành ngân hàng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và các cơ quan liên quan. NHNN đã theo dõi sát tình hình, chủ động đề xuất và ban hành các chính sách kịp thời để ứng phó với những biến động trong lĩnh vực ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng duy trì ổn định tỷ giá trong bối cảnh kinh tế - chính trị quốc tế đầy biến động, giữ nguyên lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. Các giải pháp hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân cũng được triển khai quyết liệt, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu tiên như cho vay nhà ở xã hội, tín dụng lâm sản - thủy sản, hay hỗ trợ sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành ngân hàng cũng tập trung tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu và hoàn thành việc chuyển giao bắt buộc đối với bốn ngân hàng yếu kém. Đồng thời, ngành tiên phong trong cải cách pháp lý, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 vào hoạt động ngân hàng.

Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, giảm áp lực lên tín dụng ngân hàng

Các đại biểu thảo luận, đề xuất các giải pháp trọng tâm, đột phá để ngành ngân hàng tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 và thời gian tới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực HDBank cho biết, sau cuộc gặp Tổng thống Donald Trump, hiện nay HDBank và các đối tác đang phối hợp thực hiện các hợp đồng 48 tỷ USD với các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ và đang thương lượng tăng lên 64 tỷ USD, tạo ra 500.000 việc làm.

HDBank cũng đã thành lập và hỗ trợ hoạt động của quỹ đầu tư AI và Blockchain nhằm xây dựng các sản phẩm công nghệ "Make-in-Vietnam"; sẵn sàng nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp, ưu tiên lĩnh vực bán dẫn, công nghệ cao.

Bà Thảo kiến nghị Chính phủ và NHNN thúc đẩy phát triển thị trường vốn, giảm áp lực lên tín dụng ngân hàng, hỗ trợ tăng trưởng dài hạn. Đồng thời, kiến nghị NHNN giữ ổn định lãi suất, hỗ trợ tín dụng nhà ở xã hội, phát triển tín dụng số hóa và điều hành tỷ giá linh hoạt để thúc đẩy xuất khẩu.

Quảng cáo

Phó Chủ tịch Thường trực HDBank cũng đề xuất sự hỗ trợ nhanh, kịp thời từ Chính phủ và NHNN trong quá trình tái cấu trúc DongA Bank theo phương án chuyển giao bắt buộc, nhằm sớm phục hồi hoạt động, tăng cường tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân.

"Tăng trưởng trên 8% không phải là giấc mơ xa vời, mà là mục tiêu khả thi, nền tảng của giai đoạn phát triển bền vững tiếp theo với GDP tăng 2 con số, khi có hành động quyết liệt và sự đồng lòng của cả hệ thống. Chính phủ đã tiên phong, doanh nghiệp phải đổi mới, ngân hàng phải đồng hành. Chúng ta sẽ bứt phá mạnh mẽ, không ngại thách thức" - Nhà sáng lập, Phó Chủ tịch Thường trực HDBank nhấn mạnh.

Dành nhiều thời gian về tham gia các dự án BOT, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch TPBank cho biết với mong muốn góp phần để đất nước có 3.000 km cao tốc trong năm nay, ngân hàng đã tham gia nhiều dự án như cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Gần đây, TPBank đã ký ngay hợp đồng tín dụng 2.400 tỷ đồng cho dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và sẽ giải ngân ngay trong tuần này.

Trong năm 2024, TPBank đã tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao là 20,25%. Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay với khoảng 1.900 tỷ đồng cho khoảng 92.000 khách hàng trên tổng dư nợ 183.000 tỷ đồng để hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Ông Phú kiến nghị cần giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, bày tỏ tin tưởng mức tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025 như NHNN đặt ra hoàn toàn khả thi.

Liên quan đến nội dung các dự án hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết đang có 11 dự án BOT giao thông gặp khó khăn cần xử lý, trong đó 7 dự án đã cơ bản giải quyết dứt điểm. Để giải quyết các khó khăn này cũng như triển khai các dự án BOT mới, cần sự chung sức, đồng lòng, chia sẻ giữa các bên liên quan. Tới đây, ngành giao thông rất cần sự đồng hành của ngân hàng với tổng mức đầu tư cho 5 loại hình giao thông cần khoảng 6,27 triệu tỷ đồng từ nay tới năm 2035.

Cải cách thể chế, đẩy mạnh chuyển đổi số

Thực tế, việc giảm lãi suất cho vay đã được thực hiện mạnh mẽ trong năm 2024. Bên cạnh đó, tín dụng xanh và tín dụng nhà ở xã hội cũng là những trọng tâm lớn. Các ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV và VietinBank cam kết dành hàng trăm nghìn tỷ đồng để tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, giúp Việt Nam đáp ứng yêu cầu xuất khẩu xanh từ năm 2026.

Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn của hệ thống ngân hàng hiện nay là vấn đề xử lý nợ xấu. Theo các chuyên gia, tổng tài sản tồn đọng do nợ xấu lên tới gần 200.000 tỷ đồng, thậm chí có thể cao hơn. Mặc dù Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đã mang lại nhiều kết quả tích cực, nhưng khi nghị quyết này hết hiệu lực, các ngân hàng lại gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Vì thế, nhiều ngân hàng kiến nghị Chính phủ sớm luật hóa các giải pháp xử lý nợ để đảm bảo tính bền vững của hệ thống tài chính.

Song song với việc khơi thông dòng vốn, các ngân hàng cũng tập trung vào việc cải cách thể chế và chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động. Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn Basel III. Nếu không được cấp thêm vốn, một số ngân hàng có thể bị hạn chế trong việc mở rộng tín dụng. Vì vậy, VietinBank và một số NHTM khác đang đề xuất Chính phủ giãn tiến độ thực hiện quy định về CAR, nhằm đảm bảo đủ dư địa tín dụng cho nền kinh tế.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Liên tiếp xác lập kỷ lục mới, giá vàng sắp tới sẽ ra sao?

Giá vàng đang trên đà tăng mạnh và có thể tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường tài chính, chính sách điều hành và diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố quyết định xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới đột ngột "lao dốc" Chuyên gia quốc tế: Sau khi tăng mạnh, giá vàng đã đến lúc tạm nghỉ Giá vàng thế giới có giảm tiếp?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát triển công nghệ là một trong những mũi nhọn của TCBS. Điều này thể hiện qua định hướng “WealthTech” của công ty, trong đó “Tech” có thể hiểu là áp dụng công nghệ vào phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa Techcombank ba năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” tại giải thưởng The Asset Digital Awards

Techcombank chi hơn 1.000 tỷ lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án góp vốn, mua cổ phần của Techcombank để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.

Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Tháo gỡ bài toán về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra hơn 60% việc làm và đóng góp đáng kể vào GDP. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.

Hai con gái của Chủ tịch OCB muốn bán 3,86% vốn ngân hàng Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được nới room ngoại lên 49% Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

10 cổ đông sở hữu gần 95% vốn Saigonbank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Saigonbank vừa công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.

Giảm trích lập dự phòng giúp lợi nhuận Saigonbank tăng 25% trong quý II/2024 Một doanh nghiệp bất động sản sở hữu 9,9% vốn Saigonbank Saigonbank lỗ gần 114 tỷ đồng quý IV/2024

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn

Ngân hàng TMCP Quân đội - MB vừa công bố danh sách cập nhật về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, với sự góp mặt của hai cổ đông mới là UBS AG Longdon Branch và Công ty TNHH Manulife (Việt Nam).

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"