Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai bất ngờ nổi sóng, loạt mã tăng tốc trên 40% sau một tuần

Trên HOSE, cổ phiếu QCG dẫn đầu danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất và kết phiên 18/10 ở mức 9.850 đồng/cổ phiếu, thị giá tăng 32% sau một tuần.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai bất ngờ nổi sóng, loạt mã tăng tốc trên 40% sau một tuần

Sau tuần giao dịch tăng điểm trước đó, tuần giao dịch này của VN-Index diễn ra với nhiều biến động. Nếu như 3 phiên đầu tuần đều giảm điểm thì phiên thứ 5 là sự phục hồi ấn tượng, phiên cuối tuần lại tiếp tục gây ra sự thất vọng khi không giữ được sắc xanh cuối phiên. VN-Index kết tuần 14-18/10 giảm -2,93 điểm (-0,23%) xuống mốc 1.285,46 điểm.

Trên HOSE, cổ phiếu QCG dẫn đầu danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất và kết phiên 18/10 ở mức 9.850 đồng/cổ phiếu, thị giá tăng 32% sau một tuần. Đây là đỉnh giá cao nhất của mã cổ phiếu địa ốc này, kể từ khi bà Nguyễn Thị Như Loan, cựu Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị bắt liên quan tới cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn (Q.4, TP.HCM).

anh-chup-man-hinh-2024-10-19-luc-20.00.13(1).png

Ngược chiều, TPC, D2D, HHS, PTC là những mã chịu áp lực chốt lời khi đồng loạt giảm trên 8% trong tuần này. Trong đó, bộ đôi HHS à TCH giảm mạnh sau đề nghị điều tra dự án 275 Nguyễn Trãi.

Trước đó, thanh tra Chính phủ đề nghị công an tiếp nhận hồ sơ, điều tra sai phạm liên quan việc thu hồi đất, giao Công ty Hưng Việt xây dựng dự án 275 Nguyễn Trãi và chuyển nhượng cổ phần cho CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH).

Quảng cáo

Trên HNX, cổ phiếu tăng đa phần là những mã nhỏ, tính thanh khoản thấp như PGT, PPE, ATS, NRC,.. Đáng chú ý là cổ phiếu PGT khi ghi nhận 4 phiên tăng trong tuần, trong đó có một phiên tăng kịch trần. Tuy nhiên, thanh khoản chỉ dừng lại ở mức thấp, phiên cuối tuần chỉ khớp 100 đơn vị.

anh-chup-man-hinh-2024-10-19-luc-20.19.15.png

Chiều giảm, cổ phiếu VC6, PTS, HHC, VMS chịu áp lực chốt lời trên 11-26% trong tuần qua.

Trên UPCOM, dẫn đầu là cổ phiếu C22 của Công ty Cổ phần 22 khi tiếp tục tăng kịch trần 2 phiên trong tuần, đẩy thị giá cổ phiếu lên 14.600 đồng. Tính chung cả tuần cổ phiếu này ghi nhận mức tăng gần 60%. Không cùng pha với đà tăng mạnh, khối lượng giao dịch của mã này chỉ èo uột vài trăm đơn vị, thậm chí có nhiều phiên "trắng thanh khoản".

Xếp sau, cổ phiếu HES, MDF, DVC cũng gây chú ý khi bật tăng 49-55% sau một tuần. Dù vậy, thanh khoản giao dịch của những cổ phiếu này khá ảm đạm khi nhiều phiên không có giao dịch.

anh-chup-man-hinh-2024-10-19-luc-20.06.20.png

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 20% - 40%. Đáng chú ý là DPP của Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai, khi ghi nhận phiên giảm mạnh gần 40%, thị giá trôi về 12.600 đồng/cp, thanh khoản chỉ đạt vài trăm đơn vị.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng

Một trong những mục tiêu lớn trong năm 2024 của CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) là đạt dư nợ cho vay 18.000-20.000 tỷ đồng. Sau quý III/2024, Công ty đã đạt được mục tiêu đề ra và áp sát gần hơn mốc 20.000 tỷ đồng.

Quý III/2024, Vietcap vs HSC có tăng trưởng thị phần môi giới tốt nhất trên HOSE Cổ phiếu HCM tiệm cận đỉnh thời đại sau thông báo triệu tập họp bàn tăng vốn

Có các mã Ngân hàng lập kỷ lục giá trong phiên, thị trường vẫn chưa hết ảm đạm

Thị trường ghi nhận một số mã như ACB, MBB có giá kỷ lục trong khi STB cũng tiệm cận đỉnh thời đại trong phiên. Tuy nhiên, trạng thái giao dịch chung vẫn khả ảm đạm.

Thị trường đóng cửa ở vùng nhạy cảm trước phiên đáo hạn phái sinh Phiên đáo hạn phái sinh, niềm tin vào thị trường có thời điểm bị lung lay

Quý thứ 7 liên tiếp tăng trưởng, dư nợ của Chứng khoán TCBS chính thức vượt 1 tỷ USD

Với vị thế cho vay chứng khoán lớn nhất thị trường, CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) tiếp tục mở rộng dư nợ sang quý thứ 7 liên tiếp và đã vượt qua mốc 1 tỷ USD sau quý III/2024.

Chứng khoán TCBS thu hơn 1.200 tỷ đồng lãi từ dư nợ margin gần 1 tỷ USD nửa đầu 2024 TCBS điều chỉnh phương án phát hành tăng vốn điều lệ lên hơn 19.600 tỷ đồng

Phiên đáo hạn phái sinh, niềm tin vào thị trường có thời điểm bị lung lay

Bước vào phiên đáo hạn phái sinh, tâm lý giao dịch cũng trở nên nhạy cảm hơn sau khi chỉ số xuống dưới đường MA20. Nhà đầu tư đã phải trải qua những giây phút thấp thỏm khi có lúc VN-Index về gần 1.270 điểm. Dù vậy, tới cuối phiên, các cổ phiếu Ngân hàng đã kịp giải cứu thị trường.

Thị trường đóng cửa ở vùng nhạy cảm trước phiên đáo hạn phái sinh Cổ phiếu tăng mạnh thứ 6 ngành Chứng khoán báo cáo lợi nhuận về đích

Cổ phiếu tăng mạnh thứ 6 ngành Chứng khoán báo cáo lợi nhuận về đích

BCTC riêng lẻ của Chứng khoán Rồng Việt (VDS) cho biết lợi nhuận quý III/2024 giảm 18% so với cùng kỳ. Dù vậy, lũy kế 9 tháng, Công ty đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024.

ĐHĐCĐ VDSC: Lãi quý I/2024 tăng trưởng 78%, kỳ vọng KRX vận hành đầu tháng 5/2024 VDSC: VN-Index có cơ hội quay lại ngưỡng 1.300 điểm

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên 16/10

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến cuộc họp báo ngày 17/10 của các Bộ ngành liên quan của Trung Quốc, điều làm dấy lên hy vọng sẽ có thêm hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng Thị trường Tokyo dẫn dắt đà tăng của chứng khoán châu Á

Thị trường đóng cửa ở vùng nhạy cảm trước phiên đáo hạn phái sinh

Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp cùng với trạng thái giao dịch cân não. Đóng cửa, chỉ số VN-Index lại chốt ngay dưới đường xu hướng ngắn hạn.

MSN và sự trở lại xứng tầm Bluechips Chuỗi phiên tâm lý nặng nề tiếp diễn dù thị trường rất gần mốc 1.300 điểm