Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu "họ" Viettel nổi sóng, một mã Upcom bứt phá hơn 80%

Trên HOSE, cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất với chuỗi tăng mạnh, tương ứng mức tăng 13% chỉ sau 1 tuần.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu

Sau tuần giao dịch giảm điểm trước đó, thị trường giao dịch tuần này trong sắc xanh tích cực. Lực cầu cải thiện với điểm nhấn khởi sắc của phiên ngày thứ Tư giúp cho VN-Index kết tuần 6-11/10 tiến lên mốc 1.288,39 điểm (tương ứng +17,79 điểm, tức +1,40%).

Trên HOSE, cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất với chuỗi tăng mạnh, tương ứng mức tăng 13% chỉ sau 1 tuần. Sau hơn 2 tháng, thị giá cổ phiếu VTP của Viettel Post đã tăng 20%, qua đó leo lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 7. Vốn hóa thị trường cũng theo đó trở lại xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, tăng gần 50% so với đầu năm, nhưng vẫn thấp hơn 13% so với mức kỷ lục đạt được vào thời điểm giữa tháng 6.

anh-chup-man-hinh-2024-10-12-luc-20.46.48(1).png

Đại diện nhóm bất động sản là SGR và QCG cũng có tuần giao dịch tích cực khi bứt phá 9% và 10% sau một tuần.

Ngược chiều, KPF, PSH, HTN, LDG là những mã chịu áp lực chốt lời khi đồng loạt giảm trên 8% trong tuần này. Trong đó, PSH bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ 11/10, còn KPF bị chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch cũng từ ngày 11/10.

Quảng cáo

Trên HNX, cổ phiếu tăng đa phần là những mã nhỏ, tính thanh khoản thấp như KKC, VC6, CTP, CTP,.. Đáng chú ý là cổ phiếu KKC khi ghi nhận 24 phiên tăng trần liên tiếp gần nhất. Tuy nhiên, thanh khoản chỉ dừng lại ở mức thấp, với những phiên chỉ khớp vài trăm đến nghìn đơn vị.

anh-chup-man-hinh-2024-10-12-luc-20.52.13.png

Chiều giảm, cổ phiếu AMV, ATS, ARA, NFC chịu áp lực chốt lời trên 20-25% trong tuần qua.

Trên UPCOM, dẫn đầu là cổ phiếu APP của Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ khi tiếp tục tăng kịch trần 6 phiên trong tuần, đẩy thị giá cổ phiếu lên 8.500 đồng. Tính chung cả tuần cổ phiếu này ghi nhận mức tăng gần 81%. Đi kèm với đà tăng mạnh, khối lượng giao dịch của mã này cũng cải thiện đáng kể với vài chục nghìn đến trăm nghìn đơn vị khớp lệnh, trong khi trước đó thường xuyên "trắng thanh khoản".

anh-chup-man-hinh-2024-10-12-luc-20.57.22.png

Xếp sau, cổ phiếu PCF, CFV, GTD cũng gây chú ý khi bật tăng 32-62% sau một tuần. Dù vậy, thanh khoản giao dịch của những cổ phiếu này khá ảm đạm khi nhiều phiên không có giao dịch.

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 15% - 48%. Đáng chú ý là SIG của CTCP Đầu tư và Thương mại Sông Đà, khi ghi nhận phiên giảm mạnh gần 40%, thị giá trôi về 6.700 đồng/cp, thanh khoản chỉ đạt vài trăm đơn vị.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024