Thị trường gia tăng sự cảnh giác trước phiên đáo hạn phái sinh tháng 4

Sự chuẩn bị tâm lý trước phiên đáo hạn phái sinh đã được thể hiện trong nhiều phiên vừa qua. Với việc thị trường chỉ có còn một phiên trước ngày đáo hạn, tâm lý nhà đầu tư càng thêm phần thận trọng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Biến số chứng khoán thế giới gần như chưa hề xấu đi dù một loạt các chỉ số chứng khoán Mỹ điều chỉnh trong đêm qua. Mức giảm của Nasdaq (-0,04%), Dow Jones (-0,03%) chưa phản ánh sự đảo chiều về xu hướng. Chỉ số S&P 500 thậm chí vẫn tăng nhẹ 0,09% trong đêm qua.

2 chỉ số tăng tốt nhất từ đầu tháng 4 tại châu Á là NIKKEI 225 (-0,18%) và KOSPI (+0,16%) chỉ ghi nhận sự vận động trái chiều trong biên độ rất hẹp. Các chuyển động này gần như đang loại trừ đi các lo ngại từ thị trường quốc tế. Vận động của VN-Index đang chủ yếu đi theo các chuyện nội tại.

Chất xúc tác

Sự kiện chú ý nhất là việc VN30F2304 - hợp đồng tương lai chỉ số VN30 - sẽ đáo hạn vào phiên ngày mai. Phiên đáo hạn phái sinh là ngày giao dịch cuối cùng các sản phẩm hợp đồng phái sinh. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch.

Tính đến phiên hôm nay (19/4), chênh lệch giữa hợp đồng tương lai này với VN30 đã được thu hẹp khá triệt để xuống còn khoảng -1 điểm. Tuy vậy, khối lượng hợp đồng mở mới chỉ giảm xuống 39.600 hợp đồng nên chưa thể loại từ các vận động khó lường của VN30 trong phiên cuối cùng.

Chính sự kiện này đã góp phần làm nhà đầu tư hạn chế giao dịch. Thanh khoản kể từ phiên 6/4 đã hình thành xu hướng co hẹp rất rõ ràng. 2 phiên vừa qua, HOSE đều khớp dưới mức bình quân 20 phiên và phiên hôm nay cũng chưa cải thiện với khối lượng 569,76 triệu đơn vị.

Thanh khoản suy yếu trong 2 tuần gần đây.

Thanh khoản suy yếu trong 2 tuần gần đây.

Cùng với đó là hành động của khối ngoại chưa thể đem lại sự an tâm sau 2 phiên trở lại mua ròng. Phiên hôm nay, họ chuyển sang bán ròng gần 460 tỷ đồng. Dù loại đi giao dịch thỏa thuận tại MSB (-374,48 tỷ đồng), chiều bán vẫn có sự lấn lướt với nhiều gương mặt như BMP (-43,79 tỷ đồng), STB (-35,13 tỷ đồng), CTG (-16,06 tỷ đồng).

Vận động nhóm ngành

Phiên hôm qua, thị trường đã có những điểm sáng từ nhóm Bán lẻ, Chứng khoán, Đầu tư công và một số mã trong số này vẫn duy trì được sự tích cực trong phiên hôm nay như FRT (+2,42%), FTS (+1,56%), BSI (+3,64%), DGW (+4,85%), CTD (+3,31%), PET (+5,81%).

Tuy nhiên, các trường hợp này cũng trở nên lép vế cả về số lượng lẫn quy mô giao dịch. DGW là cổ phiếu có quy mô giao dịch tốt nhất cũng chưa đạt mức 200 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng loạt cổ phiếu có quy mô lớn hơn như NVL (-2,02%), DIG (-2,3%), SHB (1,3%), VPB (-2,72%), STB (-1,54%), SSI (-2,07%), HPG (-0,72%), VND (-1,97%) đều giảm giá.

Rất nhiều "ông lớn" Ngân hàng góp mặt ở trên bên cạnh các mã như TCB (-0,51%), MBB (-0,28%), CTG (-1,4%), VIB (-0,97%), ACB (-1,41%), BID (-0,4%). Đây là diễn biến đi ngược thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa hoàn thành dự thảo Thông tư Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng, góp phần phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trước 25/4/2023.

Thực tế nhóm Ngân hàng đã điều chỉnh kể từ đầu tháng 4 đến nay nên việc phản ứng kém tích cực với thông tin tốt sẽ khiến nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi khá lớn.

Trong khi đó ảnh hưởng của các cổ phiếu Ngân hàng cũng không phải bàn cãi bởi yếu tố vốn hóa lớn. Rổ VN30 chốt phiên với 25/30 mã giảm trong khi đó VN-Index có 62% mã giảm. Chỉ số VN-Index giảm 6,04 điểm xuống 1.048,98 điểm (-0,57%), giá trị giao dịch đạt 9.724 tỷ đồng.

Biến động trong phiên của VN-Index.

Biến động trong phiên của VN-Index.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều chung một bài toán với VN-Index. HNX-Index giảm 1,15% xuống 205,85 điểm, thanh khoản sàn đạt 64,44 triệu đơn vị, tương đương 944 tỷ đồng.

Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,79% xuống 78,11 điểm. Thanh khoản sàn đạt 25,65 triệu đơn vị, tương đương 374 tỷ đồng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi thông báo đến các CTCK về kế hoạch triển khai chính thức KRX, dự kiến ngày 2/5 sẽ chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới.

Chat với BizLIVE