Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng

Dù đã đi qua tuần đáo hạn phái sinh nhưng thanh khoản của HOSE vẫn chưa được khôi phục rõ rệt. Chỉ số VN-Index trong cả phiên đầu tuần giao dịch giằng co.

Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng

Định vị thị trường

Với tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp, VN-Index đang là một trong những chỉ số chứng khoán có thực lực yếu so với nhiều chỉ số. So với đầu tháng, VN-Index đã giảm 0,37% trong khi NIKKEI 225, KOSPI, STI, JKSE vẫn có thành tích tăng trên 3%.

Trong khi đó, xét về xu hướng kỹ thuật, trạng thái tăng ngắn hạn đã bị đánh mất sau khi xuyên thủng đường MA20 trong tuần vừa qua. Theo đánh giá của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC, hiện không có thị trường nào yếu như Việt Nam ở trong ngắn hạn. Thị trường Việt Nam cần phải tự thân lấy lại tâm lý và sẽ không còn chịu ảnh hưởng nhiều từ thế giới.

Chất xúc tác

Tuần vừa qua đã thể hiện rõ sự hụt hẫng của dòng tiền nội trong khi tiền ngoại có tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp. Theo thống kê, khối lượng giao dịch bình quân của cả 5 phiên đều dưới mức bình quân 20 phiên.

Câu chuyện về kỳ đáo hạn phái sinh đã kết thúc tuy nhiên thị trường lại đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ kéo dài tới đây. Khối lượng giao dịch khớp lệnh của phiên đầu tuần lại còn sụt so với phiên thứ Sáu tuần trước, đạt 451 triệu đơn vị.

bsc244a-899.jpg
Quảng cáo

Theo thống kê về giao dịch OMO của Ngân hàng nhà nước (NHNN), hoạt động rút ròng đã trở lại trong tuần vừa qua. Lượng tiền rút là hơn 22 nghìn tỷ đồng. Dù vậy, lãi suất qua đêm vẫn đang duy trì dưới mức 4% cho đến sáng nay.

Vận động nhóm ngành

Trong tuần điều chỉnh, thị trường vẫn có những điểm sáng về nhóm ngành như Chứng khoán và Mía đường, Dược phẩm. Sang tuần mới, trạng thái của các nhóm ngành trong phiên đầu tuần vẫn còn những gương mặt tích cực như AGR (+3,42%), ORS (+2,71%), LSS (+6,97%), VDS (+6,9%), SBT (+2,75%).

Tuy nhiên, sự phân hóa mạnh cũng đã xuất hiện khi các mã SSI (-0,69%), VND (-0,66%), FTS (-4,3%), VCI (-1,42%), BSI (-1,68%) bị chốt lời nhanh. SSI dường như đã phủ nhận hết thành quả tăng giá trong phiên bùng nổ khối lượng tuần trước với việc tiếp tục điều chỉnh giảm.

Các cổ phiếu Ngân hàng hiện nhận được thông tin chính thức về NHNN chấp thuận cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhưng phản ứng cũng không có sự khác biệt quá rõ. PGB (+3,4%), TCB (+2,8%), TPB (+1,3%) lại bị các cổ phiếu như BID (-1,1%), MSB (-1,2%), LPB (-1,8%) triệt tiêu ảnh hưởng.

Cả VN30 lẫn VN-Index gần như không thể trông đợi vào Ngân hàng. Tuy nhiên, các cổ phiếu lớn khác cũng không hoàn thành nhiệm vụ này. Theo thống kê, số lượng các mã tăng/giảm tại VN30 là bằng nhau, đều là 14 mã. Các mã NVL (+3,3%), POW (+1,6%), PDR (+1,5%) lại bị MSN (-4,1%), GAS (-2,4%), MWG (-2,3%) loại bỏ hết tác động.

Dù vẫn có một số cơ hội như TV2 (+6,96%), CTD (+6,91%), LSS, VDS nhưng nhìn chung nhà đầu tư không thể dễ dàng chọn đúng cổ phiếu. Bức tranh giao dịch của cả thị trường vẫn chưa thực sự rõ ràng với việc thiếu định hướng và thanh khoản eo hẹp.

vnindex244a-9600.jpg

VN-Index chốt phiên giảm 0,15% xuống 1.041,36 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt gần 9.150 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index cũng gần như không biến động đáng kể, giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề cho vay ngoại tệ.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp Loạt cổ phiếu ngân hàng có thể bị các cá mập tổng quy mô 20.000 tỷ bán ra trong kỳ cơ cấu tháng 4

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế

Nhận chuyển giao CBBank: Phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược dài hạn của Vietcombank?

Quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank cho Vietcombank không chỉ là cú hích trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, mà còn là phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Vietcombank.

Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 49,5% Vietcombank dự kiến dùng 22.770 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank