Thâm hụt ngân sách của Canada có xu hướng giảm mạnh

Người đứng đầu Văn phòng Ngân sách Quốc hội Canada (PBO) cho biết thâm hụt ngân sách liên bang năm nay đang trên đà tiến tới mức 25,8 tỷ CAD - tương đương khoảng một nửa so với ước tính của Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland trong ngân sách chính phủ c

Báo cáo của PBO dựa trên dữ liệu kinh tế và thông báo chi tiêu mới nhất, bao gồm cả kế hoạch trị giá 4,6 tỷ CAD (3,34 tỷ USD) được công bố gần đây của chính phủ, nhằm trợ giúp những người Canada có thu nhập thấp đối phó với chi phí sinh hoạt cao hơn.

Nếu chính phủ không công bố thêm các khoản chi tiêu mới, số liệu của PBO cho thấy Canada có thể gần đạt cân bằng ngân sách trong vòng 4 năm tới, với thâm hụt ở mức 3,4 tỷ CAD trong tài khóa 2026 - 2027 và 3,1 tỷ CAD trong tài khóa 2027 - 2028.

Tỷ lệ nợ liên bang/GDP cũng được dự báo sẽ giảm trong vài năm tới - từ 45,8% năm ngoái xuống 36,2% vào tài khóa 2027 - 2028 - nhưng con số này vẫn sẽ cao hơn mức trước đại dịch là 31,2%.

Quảng cáo

Trong khi lạm phát cao hơn và nền kinh tế tương đối mạnh đã thúc đẩy nguồn thu thuế liên bang, lãi suất tăng cũng khiến Canada phải chi tiêu nhiều hơn để trả lãi cho gánh nặng nợ nần chồng chất trong đại dịch.

Một cuộc khảo sát các nhà kinh tế độc lập do Consensus Economics thực hiện cho thấy, quy mô thâm hụt trong tài khóa 2022 - 2023 trung bình ở mức 42,1 tỷ CAD.

Chính phủ liên bang hiện vẫn chưa công bố con số thâm hụt cuối cùng cho tài khóa 2021 - 2022 (kết thúc vào ngày 31/3/2022). Ngân sách hồi tháng 4/2022 ước tính mức thâm hụt là 113,8 tỷ CAD, nhưng cả báo cáo của PBO và Desjardins đều cho rằng con số cuối cùng có thể vào khoảng 97 tỷ CAD.

Các dự báo trung hạn nhận định rằng cân bằng ngân sách có thể sớm trở thành chủ đề "nóng" trên chính trường Canada. Cuộc bầu cử liên bang tiếp theo dự kiến diễn ra vào năm 2025 và một trong những ưu tiên của tân lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre là giảm chi tiêu liên bang.

Đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 với cam kết cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2019 - 2020. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến quy mô thâm hụt tăng đột biến do hoạt động kinh tế gần như ngừng trệ và chính phủ tăng mạnh chi tiêu để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô