Giá cả sinh hoạt ở Séc tăng kỷ lục, Đức khó tránh suy thoái

Lạm phát tăng vọt ở Cộng hòa Séc - quốc gia thành viên Liên minh châu Âu - đã gây ra cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, thổi bùng lên các vụ biểu tình quy mô lớn.

Kênh truyền hình RT đưa tin lạm phát ở Séc đã tăng lên mức cao nhất trong ba thập kỷ vào tháng 9 vừa qua, do chi phí năng lượng và nhiên liệu phi mã. Theo báo cáo của cơ quan dịch vụ thống kê Séc ngày 11/10, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 đã tăng 18% so với cùng kỳ năm, và vượt mức 17,2% trong tháng 8.

“Làn sóng gia tăng trên chịu tác động nhiều nhất bởi giá cả của các mặt hàng sinh hoạt, chủ yếu là năng lượng và nhiên liệu, cao hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Pavla Sediva - người đứng đầu Đơn vị Thống kê Giá Tiêu dùng của Séc - lưu ý.

Theo báo cáo, chỉ trong tháng 9, giá tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ đã tăng trung bình gần 1%. Trong năm nay, mức tăng lương thực thực phẩm cơ bản đã vượt quá tỷ lệ lạm phát chung. Giá bột mì tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái, dầu và chất béo tăng hơn 50%, sữa và đường tăng khoảng 50%.

Quảng cáo

Ngày 8/10, một cuộc biểu tình lớn đã xảy ra tại Quảng trường Wenceslas ở thủ đô Praha. Hàng nghìn người đã tụ tập để phản đối tình trạng giá cả tăng cao, trong khi mức sống giảm và các biện pháp của chính phủ không đủ để giải quyết khủng hoảng.

Không chỉ riêng Séc, toàn Liên minh châu Âu (EU) đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, một phần nguyên nhân là do quyết định loại bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga của EU.

Giá khí đốt đã tăng mạnh sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. EU và các nước phương Tây khác đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt sâu rộng nhằm vào Moskva, đồng thời bắt đầu cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Sau đó, giá xăng dầu cũng lập tức leo lên mức cao kỷ lục, kéo theo lạm phát cùng tăng lên trên toàn cầu.

Trong khi đó, giới chuyên gia kinh tế dẫn số liệu mới cho biết Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, dự kiến sẽ rơi vào suy thoái và tỷ lệ lạm phát sẽ tăng mạnh trong năm 2023.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực