Thái Lan có thể không đạt mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2025

Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết xuất khẩu gạo vào năm tới dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức 8,2 triệu tấn mà Bộ Thương mại Thái Lan đề ra.

Nông dân gặt lúa trên cánh đồng tại tỉnh Ayutthaya, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2025 có khả năng sẽ thấp hơn con số 8 triệu tấn do ảnh hưởng từ một số nhân tố có thể cản trở khả năng cạnh tranh của nước này, bao gồm việc thiếu hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cho các giống lúa, nguồn cung toàn cầu tăng và khả năng Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu gạo vào cuối năm nay.

Ông Charoen Laothamatas, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết xuất khẩu gạo vào năm tới dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức 8,2 triệu tấn mà Bộ Thương mại Thái Lan đề ra.

Vô số yếu tố rủi ro vẫn bao trùm lên xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm tới, đáng chú ý là lượng gạo dự trữ toàn cầu tăng 1,4%, đạt khoảng 528 triệu tấn do lượng mưa tăng tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác.

Bên cạnh đó, việc thiếu hoạt động R&D các giống lúa mới dẫn đến năng suất lúa gạo của Thái Lan thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo lớn khác bao gồm Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi chi phí sản xuất cao hơn.

Quảng cáo

Ngoài ra, có khả năng Ấn Độ sẽ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với gạo trắng ngoại trừ giống gạo thơm basmati vào cuối năm nay.

Truyền thông Thái Lan cho rằng nước này cần thay đổi chính sách gạo bằng cách theo kịp những thay đổi về nhu cầu trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là sở thích đối với gạo mềm và đầu tư nhiều hơn vào R&D để tăng năng suất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Nếu Thái Lan không có bất kỳ hành động nào liên quan đến vấn đề này, thị phần của nước này trong số các nước xuất khẩu gạo lớn có thể bị giảm và Trung Quốc có thể vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới do sự phát triển của các giống lúa và công nghệ canh tác tiên tiến, trong khi nhiều quốc gia khác đang cố gắng thực hiện chính sách tự cung tự cấp về lương thực.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2025, với lượng xuất khẩu dự kiến đạt 18 triệu tấn, tiếp theo là Thái Lan (7,5 triệu tấn), Việt Nam (7,5 triệu tấn) và Pakistan (5,6 triệu tấn).

Trong khi đó, ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết xuất khẩu gạo của nước này chắc chắn sẽ đạt mục tiêu 8,2 triệu tấn. 

Trong trường hợp nếu duy trì đà xuất khẩu trung bình là 700.000 tấn/tháng, tổng lượng gạo xuất khẩu có thể đạt 9 triệu tấn, trị giá hơn 5,3 tỷ USD nhờ nhu cầu liên tục từ các thị trường xuất khẩu chính của nước này, bao gồm Philippines và Indonesia. Hai nước này dự kiến sẽ tăng lượng gạo nhập khẩu lần lượt lên tới 4,7 triệu tấn và 4,3 triệu tấn.

Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ chính sách gạo của Ấn Độ vì quốc gia này có thể xem xét lại các quy định hạn chế xuất khẩu gạo sau khi lượng mưa tăng do gió mùa, dẫn đến mức dự trữ gạo có thể đạt tới 140 triệu tấn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo toàn cầu vì gạo Ấn Độ rẻ hơn các nước xuất khẩu gạo khác.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?