Lượng gạo tồn kho của Nhật Bản thấp kỷ lục

Lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân Nhật Bản đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu so sánh vào năm 1999 và giảm khoảng 20% so với năm trước.

screenshot-2024-07-07-at-12-52-24-gao-st25-cua-viet-nam-da-tham-nhap-vao-thi-truong-nhat-ban-vietnam-vietnamplus-20240707125322.png
Lượng gạo tồn kho của Nhật Bản thấp kỷ lục. Ảnh minh họa: TTXVN

 

Ngày 30/7, Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật Bản cho biết, lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân tại Nhật Bản đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu so sánh vào năm 1999 và giảm khoảng 20% so với năm trước. Nguyên nhân là do lượng khách du lịch tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ gạo và thời tiết nắng nóng mùa Hè năm ngoái đã ảnh hưởng đến mùa màng.

Với tình hình nhiệt độ cao tiếp tục diễn ra trong mùa Hè này, nhiều ý kiến lo ngại rằng lượng hàng tồn kho có thể tiếp tục giảm và dẫn đến việc giá tăng gạo.

Quảng cáo

Trong khi nhu cầu gạo hàng năm ở Nhật Bản đang giảm do dân số nước này giảm, dữ liệu sơ bộ cho thấy nhu cầu trong nước trong năm tính đến tháng 6/2024 là 7,02 triệu tấn, tăng 110.000 tấn so với năm trước, đánh dấu mức tăng đầu tiên trong 10 năm.

Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật Bản cho biết, nguyên nhân làm tăng nhu cầu tiêu thụ gạo có thể là do mức tăng giá gạo là tương đối hợp lý so với giá bánh mì hoặc mì.

Theo báo cáo năm 2023 về du khách nước ngoài đến Nhật Bản của Cơ quan Du lịch Nhật Bản, nước này đã chứng kiến lượng khách du lịch đổ về sau khi các hạn chế đi lại do dịch COVID-19 được dỡ bỏ và đồng yên yếu. Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản là ưu tiên hàng đầu của du khách.

Đối với lượng gạo sản xuất năm 2023, giá trung bình khi các hợp tác xã sản xuất bán cho người bán buôn đã tăng lên 15.865 yen (102 USD) cho 60 kg vào tháng 6, mức cao nhất trong khoảng 11 năm.

Tuy nhiên, Bộ này khẳng định rằng cán cân cung cầu “chưa bị phá vỡ” và cho biết việc phân phối gạo sản xuất năm 2024 vẫn chưa được đẩy nhanh hoàn toàn.

Chính phủ dự báo lượng gạo tồn kho sẽ giảm xuống còn 1,52 triệu tấn vào tháng 6 năm sau và nhu cầu trong nước sẽ giảm xuống còn 6,73 triệu tấn trong cùng tháng.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa