Tập đoàn được giao làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 thu gần 2.600 tỷ mỗi ngày

PVN là một trong 2 tập đoàn được Thủ tướng giao làm chủ đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân tại cuộc họp Ban chỉ đạo ngày 4/2.

Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) mới đây đã tổ chức buổi họp giao ban định kỳ để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 2/2025 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ tháng 3/2025. Các chỉ tiêu tài chính đều hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 6% đến 2,1 lần. Doanh thu toàn tập đoàn tháng 2 đạt 77.938 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 10.656 tỷ đồng.

Tính chung 2 tháng đầu năm, PVN ghi nhận doanh thu thuần đạt 152.977 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với cùng kỳ 2024. Ước tính bình quân mỗi ngày, PVN thu gần 2.600 tỷ đồng. Giá trị nộp ngân sách Nhà nước 20.950 tỷ đồng. Giá trị đầu tư lũy kế đạt 5.121 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2024.

Quảng cáo

Với nhịp độ sản xuất an toàn trong tháng 2, tập đoàn có 4 chỉ tiêu bằng/tăng trưởng so với tháng trước. Nổi bật là sản xuất điện tăng 12,6%, xăng dầu (không bao gồm NSRP), NPK, condensate cũng đều có sự tăng trưởng. Petrovietnam cũng đạt 5 chỉ tiêu bằng/tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2024, bao gồm khai thác dầu nước ngoài; điện; Urea Phú Mỹ; NPK; condensate.

Một số hoạt động lớn trong tháng là Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 đã cán mốc sản lượng 10 tỷ kWh sau gần 2 năm được trưng dụng phát điện; thúc đẩy Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau thành một trung tâm công nghiệp - năng lượng trọng điểm; đồng thời tăng tốc triển khai dự án trọng điểm Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, NMNĐ Long Phú 1.

PVN cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 2 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân tại cuộc họp Ban chỉ đạo ngày 4/2. Trong đó, PVN sẽ làm chủ đầu tư nhà máy Ninh Thuận 2. Cụ thể, 2 tập đoàn sẽ đàm phán với các đối tác nước ngoài để thực hiện dự án và phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống. Trên cơ sở này, chủ đầu tư xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư nhà máy. Sau đó, cấp thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định.

PVN là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên ngoài ngân hàng, có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Cuối năm ngoái, PVN đã chính thức chuyển đổi từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam, hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trên 8% năm 2025 và mức 2 con số cho giai đoạn tiếp theo.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát trở thành doanh nghiệp duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất ray tàu cao tốc

Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn SMS group (Đức) ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray và thép hình với công suất 700.000 tấn/năm. Theo đó, Hòa Phát sẽ trở thành doanh nghiệp duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được thép ray cho đường sắt

Hòa Phát, Đức Giang, Vinamilk... sẽ chi thêm bao nhiêu sau khi giá điện điều chỉnh tăng 4,8%? Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Cổ phiếu “đại gia” bán vàng, trang sức tăng nóng

Trước tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay, PNJ đã chủ động ưu tiên phân bổ nguồn lực cho mảng trang sức bán lẻ – lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty.

Giá vàng giảm mạnh, cổ phiếu PNJ "bốc đầu" kịch trần, điều gì đang diễn ra? Doanh thu bán vàng sụt giảm mạnh, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại PNJ

Vietnam Airlines và quy trình vệ sinh máy bay chuẩn 5 sao

Sau mỗi chuyến bay, đội ngũ nhân viên vệ sinh máy bay phải nhanh chóng hoàn thiện công việc dọn dẹp trong khoang để mang đến không gian sạch sẽ, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Vietnam Airlines được tăng vốn thêm 9.000 tỷ đồng, chuẩn bị mua 50 tàu bay mới

Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Lê Cảnh Duy làm Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone

Ông Lê Cảnh Duy sinh năm 1981, hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel) - một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh “đi lùi”, dự kiến phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu thưởng

Năm 2025, PV Gas đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất 74.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.300 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 50% so với năm 2024. Kế hoạch này được xây dựng theo phương án giá dầu 70 USD/thùng.

Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát PV Gas đạt doanh thu cao nhất lịch sử, mỗi ngày thu về khoảng 4 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế gần 89 tỷ đồng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn gần 89 tỷ đồng.

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Chủ tịch Tasco lý giải việc "bắt tay" đối tác Trung Quốc, không chỉ phân phối, Tasco có thể sửa chữa, rửa xe

Theo Chủ tịch Tasco, chiến lược “tích hợp theo chiều dọc” của công ty là phát triển cả “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn”, không chỉ phân phối mà còn tiến tới làm những dịch vụ mà khách hàng sử dụng hàng ngày như sửa chữa, rửa xe...

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD