Tâm điểm chứng khoán: Thị trường có xuất hiện "giải chấp chéo" để nhà đầu tư bắt đáy?

Liệu thị trường có xảy ra tình trạng giải chấp chéo? Các chuyên gia đã chia sẻ các quan điểm cho tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ dài ngày.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tâm điểm chứng khoán: Thị trường có xuất hiện "giải chấp chéo" để nhà đầu tư bắt đáy?

Nếu VN-Index rơi tiếp, sức ép margin sẽ lớn hơn

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCK KIS Việt Nam

Số liệu tổng hợp từ các công ty chứng khoán cho thấy dư nợ margin ước đạt gần 200.000 tỉ đồng vào cuối quý I/2024.

Số tiền cho vay này tương đương mức đỉnh quý I/2022 nhưng tôi không thấy đáng lo ngại. Sau 2 năm, các công ty chứng khoán tăng vốn lên rất nhiều. Chưa kể, các công ty chứng khoán có nguồn từ ngân hàng mẹ, “room” còn lớn.

Liên quan tới margin, điều lo ngại sẽ đến với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Trong tuần vừa qua, VN-Index đã giảm hơn 100 điểm, tương ứng với gần 8%, nhiều cổ phiếu đã trong tình trạng giảm 15% hoặc lớn hơn.

Thị trường “rơi” mạnh vừa qua có sự góp phần việc bán giải chấp. Tuy nhiên, nếu VN-Index vẫn còn quán tính giảm mạnh, sức ép margin sẽ lớn hơn. Thậm chí giảm sâu, hiện tượng “force sell” diện rộng sẽ xuất hiện.

Tuy nhiên, đà rơi mạnh sẽ khó tiếp diễn tuần tới. Bởi nhịp giảm mạnh vừa qua, định giá của thị trường và nhiều nhóm cổ phiếu đã về vùng hợp lý hơn. Từ đó, kích hoạt dòng tiền bắt đáy. Đặc biệt nhóm cổ phiếu tốt lại được chiết khấu hợp lý, sẽ tạo kích thích nhà đầu tư tham gia giải ngân.

Trước khi thị trường rơi vào nhịp điều chỉnh mạnh vừa qua, định giá P/E của VN-Index dao động 15-18 lần, tương đối cao so với thị trường trong khu vực. PE về vùng 11-13 lần, tôi cho rằng sẽ hấp dẫn nhà đầu tư trở lại.

tam-diem-ck-3192-6962-2033.jpg
Ông Trương Hiền Phương (trái) và ông Nguyễn Thế Minh.

Tin xấu ai cũng biết rồi thì đã không còn xấu nữa

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam

Thị trường đón nhận thêm thông tin bất ổn về địa chính trị Trung Đông trong ngày cuối tuần. Thực tế, những bất ổn về chính trị thế giới trong các năm trước vẫn xảy ra và thường tác động rất ngắn hạn vào vận động của chỉ số. Tuy nhiên, thông tin kém tích cực xuất hiện khiến nhà đầu tư đã tổn thương lại tổn thương thêm và đánh mất mốc 1.200 điểm.

Nhà đầu tư lo lắng bóng ma lạm phát có thể quay trở lại khi giá dầu và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng sẽ khiến cho FED không cắt giảm lãi suất.

Dù vậy, tôi cho rằng đã có dấu hiệu cân bằng trở lại sau khi nhiều cổ phiếu được chiết khấu về vùng giá hấp dẫn. Điều này cũng được phản ánh qua trạng thái thanh khoản cao khi VN-Index về vùng 1.170 điểm nơi có đường xu hướng trung hạn MA200 hiện diện.

Trong khi đó, giá dầu sau khi bật tăng mạnh cũng bị triệt tiêu đáng kể thành quả tăng sau khi có những thông tin bác bỏ về cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Tôi vẫn giữ quan điểm, thị trường sẽ tìm được đáy trong các tuần cuối tháng 4. Vận động của thị trường cũng đang cho thấy những nỗ lực hấp thụ của dòng tiền sau khi nhiều cổ phiếu được chiết khấu sâu.

Khi tin xấu ai cũng biết rồi thì đã không còn xấu nữa. Thực tế, rủi ro phải lo lắng nhất là sự hồi phục của nền kinh tế nhưng điều này chưa xảy ra. Trong một xu hướng lên, thị trường xuất hiện các nhịp bị chiết khấu là bình thường.

Các cổ phiếu Ngân hàng đã giảm trước thị trường hiện đã về mức định giá PB khá cân bằng. Các vận động giá trong phiên ngày thứ Sáu cũng cho thấy những nỗ lực đứng vững của nhóm nhờ sự nhập cuộc trở lại của dòng tiền. Khi nhóm dẫn dắt có những tín hiệu kể trên, thị trường có thể sớm hình thành đáy mới. Dù vậy, thị trường sẽ cần những phiên giao dịch lình xình trước khi xác nhận xu hướng mới.

Với nhà đầu đang nắm giữ cổ phiếu, nếu không chịu áp lực margin thì nên tiếp tục nắm giữ. Giai đoạn bán ra hợp lý (cuối tháng 3, đầu tháng 4) hiện đã đi qua và cũng đừng hoảng sợ trước thông tin dư nợ margin quay về mức đỉnh bởi quy mô vốn của các CTCK hiện đã khác xa.

Với nhà đầu tư nắm giữ tiền, có thể cân nhắc giải ngân một phần với tỷ trọng 20-30% để thăm dò. Lưu ý, việc giải ngân chưa cần dùng margin, thị trường vẫn chưa thể khẳng định đáy nhưng đã ở vùng hấp dẫn.

Theo tôi, các nhóm ngành Ngân hàng, Chứng khoán sẽ là nhân tố không thể thiếu khi thị trường hồi phục. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tham khảo các nhóm Dịch vụ Dầu khí, Công nghệ, Bất động sản.

Theo Thời đại

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Chat với BizLIVE