Ngân hàng có thể từ chối cho vay nếu dự án không phù hợp khả năng cân đối vốn

Ngay cả khi có các dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng có thể ngân hàng thương mại vẫn từ chối cho vay bởi có thể thời hạn vay của dự án này không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

Ngân hàng có thể từ chối cho vay nếu dự án không phù hợp khả năng cân đối vốn
Hình minh họa.

Tổng dư nợ tín dụng BĐS chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung

Tại phiên thảo luận liên quan Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Về vấn đề tiếp cận tín dụng của thị trường bất động sản (BĐS), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đầu tư trong lĩnh vực BĐS có đặc điểm vốn đầu tư lớn với thời hạn dài. Do vậy, vốn đầu tư BĐS cần huy động từ nhiều kênh, và vốn của các ngân hàng chỉ là một kênh trong đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ tự quyết định cấp tín dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay, thời hạn, lãi suất.

Đặc biệt, khác với các doanh nghiệp kinh doanh thông thường, các TCTD ngoài việc hoạt động theo mục đích kinh doanh riêng của mình còn phải luôn luôn đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và phải đảm bảo thu hồi vốn để sẵn sàng chi trả cho người gửi tiền, nếu không có thể gây hệ lụy cho chính TCTD cũng như đối với an toàn của hệ thống và nền kinh tế.

Do vậy, ngay cả khi có các dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng có thể NHTM vẫn từ chối cho vay bởi có thể thời hạn vay của dự án này không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng; hoặc do ngân hàng ưu tiên mục tiêu cấp bách khác hơn để bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên trên thực tế, tín dụng vào lĩnh vực BĐS tăng nhanh trong thời gian vừa qua và thường tăng trưởng tín dụng của BĐS cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Hiện nay tổng dư nợ tín dụng BĐS lên đến 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.

Thống đốc lưu ý đến nội dung trích dẫn Báo cáo của Bộ Xây dựng (tại Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững), chỉ ra vào nửa cuối 2022, tiếp cận tín dụng của thị trường BĐS rất khó khăn, ngay cả khi dự án có tài sản đảm bảo. Thống đốc cho rằng, tại thời điểm đó xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB bắt đầu từ mùng 6/10/2022.

Đây là một sự cố rút tiền hàng loạt, quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ, ảnh hưởng lan truyền đến thanh khoản của hệ thống các TCTD và ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài và tỷ giá tăng lên mạnh. Lúc đó, NHNN đã phải đặt mục tiêu cao nhất là phải đảm bảo an toàn hệ thống và theo đó là phải đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền để tránh hoảng loạn tài chính.

Chính vì vậy, NHNN đã tăng lãi suất trong tháng 10/2022, cũng như chưa nới room tín dụng..., và thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo cải thiện thanh khoản hệ thống. Khi thanh khoản hệ thống được cải thiện, NHNN đã nới room tín dụng vào tháng 12/2022 và như vậy mới đem đến sự ổn định cho đến ngày hôm nay. Vào thời điểm đó, bản thân các TCTD cũng lo ngại rủi ro người dân có thể sẽ rút tiền tại TCTD của mình, cho nên các TCTD cũng rất thận trọng khi cho vay mới và đặc biệt là đối với các dự án BĐS có kỳ hạn dài.

Quảng cáo

Cần sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ nhà ở xã hội

Về nhận định về lãi suất còn cao, Thống đốc cho rằng doanh nghiệp đi vay bao giờ cũng muốn lãi suất vay thấp và nếu so với mong muốn của doanh nghiệp thì nhận định lãi suất còn cao bao giờ cũng đúng và là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, Thống đốc mong Quốc hội chia sẻ và ghi nhận những cố gắng và thành tựu mà NHNN cũng như các TCTD đã đạt được trong thời gian vừa qua. Cụ thể, trong bối cảnh lãi suất quốc tế rất cao thời gian qua nhưng mặt bằng lãi suất của Việt Nam lại được kiểm soát và lãi suất cho vay mới giảm khoảng 3% từ đầu năm 2022 đến nay. Khi doanh nghiệp và người dân khó khăn thì các TCTD cũng dành chính nguồn lực tài chính của mình để miễn, giảm lãi suất và phí cho doanh nghiệp và người dân và ước tính con số này lên tới 60 nghìn tỷ đồng – đây là một con số không nhỏ.

Theo Thống đốc NHNN, các khoản cho vay BĐS là kỳ hạn dài thì lãi suất thường cao hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn. Bởi vì tiền gửi huy động kỳ hạn dài cũng có lãi suất cao hơn tiền gửi huy động ngắn hạn. Trong chỉ đạo điều hành, NHNN luôn chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân. Cùng với đó tăng cường đơn giản hóa thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng nói chung, tín dụng BĐS nói riêng.

Về tín dụng nhà ở xã hội, Báo cáo giám sát đã chỉ ra thị trường BĐS đang tồn tại sự mất cân đối và đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, Chính phủ đang rất quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, Bộ, ngành tập trung các giải pháp để mà phát triển nhà ở xã hội và kể cả việc kêu gọi xã hội hóa để mà xây dựng những xóa nhà tạm, dột nát. Tuy nhiên, để mà thực hiện được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội thì còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực tài chính của Nhà nước.

Hiện nay, ngành Ngân hàng đang có một số chương trình cho vay nhà ở xã hội như: Cho vay theo Nghị định 100 qua các NHTM nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội; Các chương trình cho vay nhà ở đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt ở Miền Trung; Cho vay xây dựng cụm tuyến dân cư ở vùng ngập lũ đồng bằng Sông Cửu Long và Tây nguyên; Cho vay hỗ trợ đất ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bốn Chương trình cho vay trên đang được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội với đối tượng vay các Chương trình này được các Bộ, ngành xác định rất rõ. Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ thực hiện giải ngân sau khi hồ sơ vay đã được thẩm định đúng đối tượng vay theo quy định của các Bộ, ngành. Do vậy, Thống đốc mong Quốc hội thấu hiểu đây không phải là các thủ tục của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thống đốc NHNN hy vọng thời gian tới các Bộ, ngành sẽ rà soát, có thể có chỉnh sửa quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay theo Nghị quyết của Quốc hội để tạo thuận lợi cho người vay nhà ở xã hội.

Theo Thống đốc NHNN, nguồn vốn cho vay các Chương trình nhà ở xã hội hiện còn hạn chế và về nguyên tắc, nhà ở chính sách xã hội thì việc hỗ trợ là từ ngân sách nhà nước. Thời gian qua, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa bố trí được nhiều, hưởng ứng Chương trình hướng đến 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, ngành Ngân hàng đã đưa ra gói 120 nghìn tỷ đồng và đến nay gói này đã tăng lên 145 nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn vốn tự các TCTD huy động được từ người dân và các TCTD dùng chính nguồn lực tài chính của mình để giảm lãi suất cho vay từ 1,5 đến 2%/năm cho khách hàng vay vốn (đối với chủ đầu tư trong 3 năm và người dân vay vốn là trong 5 năm).

Tuy nhiên, việc giải ngân gói tín dụng chưa được nhiều (1.700 tỷ đồng) do đây là giai đoạn đầu quá trình triển khai thực hiện Chương trình này và người dân còn khó khăn nên nhu cầu vốn chưa cao. Thống đốc hy vọng thời gian tới nhu cầu vốn sẽ tăng hơn và giải ngân được nhiều hơn.

Thống đốc đồng tình với ý kiến của một số đại biểu Quốc hội sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước để hỗ trợ nhà ở xã hội và cần tiến hành khảo sát nhu cầu sở hữu nhà ở và nhu cầu thuê nhà ở để từ đó có giải pháp phù hợp.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng có thể từ chối cho vay nếu dự án không phù hợp khả năng cân đối vốn

Ngay cả khi có các dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng có thể ngân hàng thương mại vẫn từ chối cho vay bởi có thể thời hạn vay của dự án này không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

Một ngân hàng báo lãi quý III gấp 3 lần cùng kỳ Thiếu hụt thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng bật tăng Một ngân hàng báo lợi nhuận quý III gấp 3,7 lần cùng kỳ

“Hành vi tấn công qua mạng đang ngày càng phức tạp”

Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Cục phó Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công An (A05) nhận định, các hành vi tấn công qua mạng đang ngày càng phức tạp và khó lường hơn, đồng thời vấn đề an toàn an ninh môi trường mạng và ứng phó sự cố cần có sự chung tay của nhiều đơn vị.

Một ngân hàng báo lợi nhuận quý III gấp 3,7 lần cùng kỳ Giá USD ngân hàng "hạ nhiệt", thị trường tự do tăng mạnh

Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%, triển khai chia cổ tức 20%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE 26,7%, tỷ lệ nợ xấu (theo quy định của NHNN) thấp chỉ 1,46%.

HDBank là doanh nghiệp niêm yết được yêu thích nhất HDBank được vinh danh “Ngân hàng Xanh của năm” tại Better Choice Awards 2024

Techcombank mở rộng hệ sinh thái tài chính thông qua góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, đại diện Ban lãnh đạo Techcombank và các đối tác chiến lược.

Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Nhằm tuân thủ Luật Căn cước 26/2023/QH15, Thông tư 17/2024/TT-NHNN về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, cùng Thông tư 18/2024/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng, Sacombank triển khai cập nhật dữ liệu giấy tờ và thông tin sinh trắc học của khách hàng. Vi

Sacombank trao 2 ô tô BMW hơn 4 tỷ đồng đến khách hàng tại Bạc Liêu và Vĩnh Long Sacombank là thương hiệu mạnh Việt Nam 13 năm liên tiếp

Ủy ban Kinh tế nhất trí bổ sung vốn cho Vietcombank

Chiều ngày 23/10, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, đã trình bày Báo cáo thẩm tra về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Chính thức chuyển giao hai ngân hàng 0 đồng CBBank và OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank