Startup dạy lập trình MindX gọi vốn thành công 15 triệu USD vòng Series B

Sau hơn 1 năm kể từ khi nhận được khoản đầu tư 3 triệu USD vòng Series A, MindX - một startup trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (Edtech) của Việt Nam vừa tiếp tục huy động thành công 15 triệu USD vòng series B do quỹ đầu tư Kaizenvest của Singapore dẫn dắt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo đại diện MindX, số vốn 15 triệu USD huy động thành công ngày hôm nay (12/4) sẽ được starup này dùng để tập trung phát triển danh mục sản phẩm và dịch vụ nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng, hệ thống dữ liệu và mở rộng quy mô. Đồng thời đặt mục tiêu sẽ kết nối tài năng công nghệ Việt Nam với các nhà tuyển dụng ở nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ và châu Âu.

Ngoài quỹ đầu tư Kaizenvest, thương vụ còn có sự tham gia của các nhà đầu tư khác là: Wavemaker Partners - quỹ đầu tư mạo hiểm từng dẫn dắt vòng series A của MindX; Aksorn - tập đoàn giáo dục của Thái Lan; Mynavi - tập đoàn nhân sự hàng đầu Nhật Bản và Beacon Fund.

Trong đó, quỹ Kaizenvest có trụ sở tại Singapore, trước kia từng rót vốn vào nhiều startup có tiếng trong lĩnh vực Edtech. Tiêu biểu có thể kể tới kỳ lân Byju’s và kỳ lân upGrad hay hệ thống trung tâm tiếng Anh Yola...

Sandeep Aneja, Nhà sáng lập và Đối tác điều hành của Kaizenvest cho biết: "MindX đang ở một vị thế khá thuận lợi để dẫn đầu thị trường giáo dục công nghệ tại Việt Nam. Chúng tôi rất vui được đồng hành với đội ngũ sáng lập bởi họ liên tục tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng. Chúng tôi cũng tin rằng khoản đầu tư này tương xứng với tiềm năng của thị trường và là minh chứng cho niềm tin của chúng tôi về nhu cầu học công nghệ ngày càng tăng ở Đông Nam Á".

Kể từ khi khép lại vòng gọi vốn Series A với gần 3 triệu USD vào tháng 11/2021, đến nay, quy mô của MindX đã tăng trưởng gấp ba lần với 32 cơ sở trên khắp Việt Nam và danh mục sản phẩm ngày càng đa dạng, đào tạo các bộ môn công nghệ từ lập trình blockchain, phân tích dữ liệu, thiết kế UI-UX cho đến kiểm thử phần mềm.

Sau đại dịch COVID-19, hầu hết các lớp học tại MindX đã dịch chuyển sang mô hình học kết hợp (hybrid), cho phép người học có thể kết hợp linh hoạt hình thức học trực tiếp tại cơ sở (offline) và theo dõi trực tuyến (online).

Kết nối tài năng công nghệ Việt với các quốc gia

Thành lập vào năm 2015, starup dạy lập trình với phương châm "học trước - trả sau" này có hệ sinh thái bao gồm giáo dục, kết nối việc làm và không gian khởi nghiệp... Trong đó giáo dục là mảng kinh doanh cốt lõi.

Đến nay, hơn 35.000 học viên từ "lò" đào tạo này đã tốt nghiệp, hiện đang sống và làm việc tại gần 20 quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore và Úc.

Chia sẻ với báo chí sau khi gọi vốn thành công vòng Series B, ông Nguyễn Thanh Tùng, đồng sáng lập và CEO của MindX cho biết: "Ước mơ của chúng tôi là tạo ra những "Thung lũng Silicon" thu nhỏ trên khắp đất nước Việt Nam, để ai ai cũng có thể tạo ra những sản phẩm công nghệ tuyệt vời...".

CEO của MindX cho rằng: "Đây không chỉ là không gian vật lý để người học được thỏa sức sáng tạo, mà còn là tinh thần khởi nghiệp, dám thử thách, dám đối diện với thất bại. Và tinh thần này được thể hiện trong mọi hoạt động của MindX từ thiết kế khóa học đến trải nghiệm khách hàng".

Cũng theo ông Tùng, không tự nhiên mà có một thế hệ những người tiên phong, đổi mới, cần phải có thời gian để nuôi dưỡng họ.

"Ngày hôm nay, chúng tôi muốn trang bị cho cho các em kỹ năng và tư duy để ứng dụng những công cụ, công nghệ mới, để các em sẵn sàng cho những việc có thể chưa được sinh ra, giải quyết những thách thức chưa từng tồn tại", Nhà đồng sáng lập của MindX nói.

Bên cạnh đó, vị CEO cho biết, startup giáo dục này cũng đặt mục tiêu sẽ kết nối tài năng công nghệ Việt Nam với các nhà tuyển dụng ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ và Châu Âu. Và hiện nay, MindX đã thiết lập được mạng lưới đối tác với hơn 200 doanh nghiệp ở Singapore, Úc, Thái Lan và các quốc gia khác, cho phép thế giới tiếp cận với lực lượng lao động số chất lượng cao từ Việt Nam.

Theo Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2022 do Do Ventures thực hiện, trong bối cảnh "mùa đông" gọi vốn toàn thế giới, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam ở lĩnh vực công nghệ đạt khoảng 634 triệu USD. Dù vậy, con số này cũng giảm tới 56% so với con số kỷ lục 1,44 tỷ USD năm 2021.

Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy nhiều startup ở vòng Pre-A và Series A đã tiếp tục trưởng thành và gọi được vốn thành công ở các vòng tiếp theo. Tính chung, Việt Nam đứng thứ ba về số thương vụ, thứ tư về giá trị trong khu vực.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cửa hàng WIN hiện đại với đa dạng chủng loại hàng hóa được trưng bày dựa trên cơ sở dữ liệu lớn

Masan đạt 18.855 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

“Masan sẽ thúc đẩy lợi nhuận của WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long hơn nữa để sánh vai cùng Masan Consumer. Khả năng sinh lời sẽ là thước đo quan trọng trong 18 đến 24 tháng tới giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông", Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cho biết.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị

Chat với BizLIVE