Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

170906-imf-tin-tuong-fed-se-giam-lai-suat-vao-cuoi-nam-nay.jpg
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, hai báo cáo lạm phát quan trọng được công bố trong tuần này có thể đổi hướng dự đoán này và ảnh hưởng đến quyết định của Fed.

Báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI) cho tháng 11/2024 dự kiến được lần lượt công bố vào các ngày 11-12/12 (giờ địa phương). Nếu số liệu lạm phát cao hơn dự kiến, Fed có thể giữ nguyên lãi suất hiện tại trong khoảng 4,5-4,75% và trì hoãn việc cắt giảm lãi suất đến cuộc họp tiếp theo vào ngày 28-29/1/2025.

Vấn đề cốt lõi là lạm phát cao dai dẳng. Fed đã bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022 để kiểm soát lạm phát - khi đó đã lên mức cao nhất kể từ những năm 1980. Mặc dù CPI hàng năm đã giảm từ mức đỉnh 9% ghi nhận hồi mùa Hè năm 2022 xuống còn khoảng 2,6% hiện tại, nhưng chỉ số này đã chững lại trong những tháng gần đây. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động, CPI lõi của Mỹ vẫn tăng khoảng 3,3% hàng năm, một con số đáng lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách.

Có một số yếu tố chính góp phần vào tình trạng này. Trong tháng 10/2024, chi phí nhà ở, đặc biệt là tiền thuê nhà, đã tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí ăn ngoài (tại các nhà hàng) cũng tăng 3,8% và chi phí dịch vụ, đặc biệt là vận tải, tăng 4,8%. Mặc dù mức tăng tiền thuê nhà đang có dấu hiệu giảm tốc, nhưng sự thay đổi vẫn chưa nhiều.

Quảng cáo

Giá nhà đất tại Mỹ cũng tiếp tục leo thang. Lãi suất thế chấp đang ở mức khoảng 6,8%. Tuy con số trên giảm so với mức đỉnh 8% vào tháng 10/2023 nhưng lại tăng so với mức 6,1% của tháng Chín.

Nếu các lĩnh vực chính này cho thấy mức tăng giá đáng kể trong các báo cáo CPI và PPI sắp tới, điều này có thể gây ra biến động trên thị trường chứng khoán và trái phiếu. Chúng cũng buộc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan quyết định lãi suất của Fed, phải đánh giá lại lập trường chính sách của mình.

Ngoài dữ liệu lạm phát, một tuần dồn dập các báo cáo thu nhập doanh nghiệp càng làm phức tạp thêm triển vọng thị trường. Hãng phần mềm Oracle sẽ công bố báo cáo vào ngày 9/12. Tiếp đến là nhà phát triển Adobe báo cáo vào ngày 11/12. Broadcom, một công ty chủ chốt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) cùng chuỗi bán lẻ hàng đầu nước Mỹ Costco cùng công bố báo cáo vào ngày 12/12. Những báo cáo này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình của các lĩnh vực khác nhau và có thể tác động đến tâm lý thị trường.

Hiệu suất thị trường gần đây cũng cho thấy tâm lý lo ngại ngày càng cao. Dù vẫn tăng 18,5% tính từ đầu năm đến nay, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 0,6% trong tuần trước và là lần giảm thứ hai trong năm tuần gần nhất. Chỉ số tổng hợp S&P 500 chỉ tăng 1%, mức tăng nhỏ nhất trong ba tuần, dù vẫn tăng 27,7% tính từ đầu năm.

Lợi nhuận thị trường cũng bị thu hẹp và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực tiêu dùng không thiết yếu, dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin. Điều này giúp chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng tới 3,34% và mức tăng theo tuần tốt nhất kể từ tuần diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ. Song tình hình đó trái ngược với đà tăng chung toàn thị trường hậu bầu cử.

Hơn nữa, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương như vận tải đường bộ, đồ ăn nhanh và quán cà phê đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn. Tổng số vụ phá sản doanh nghiệp trong 12 tháng tính đến ngày 30/9 là 504.112 vụ, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, dữ liệu lạm phát quan trọng và các báo cáo thu nhập doanh nghiệp lớn trong tuần này tạo ra một thời điểm then chốt cho thị trường. Quyết định của Fed về lãi suất phụ thuộc vào việc liệu lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt hay không. Một báo cáo CPI hoặc PPI cao có thể khiến các nhà đầu tư lo ngại và chặn đà tăng gần đây của thị trường, trong khi tin tức tích cực có thể củng cố xu hướng đi lên. Những ngày tới sẽ cho thấy liệu nền kinh tế Mỹ có thực sự đang trên đà ổn định hay sẽ còn nhiều biến động bất lợi phía trước.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI