Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Mức thuế cơ bản 10% có hiệu lực từ ngày 5/4, trong khi mức thuế trả đũa cao hơn bắt đầu từ ngày 9/4.

untitled-20240808112016.png
Một cửa hàng của McDonald's tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Đối với chuỗi cửa hàng thực phẩm, ảnh hưởng từ thuế quan lên hàng nhập khẩu tương đối nhỏ, do nhiều nguyên liệu được sản xuất trong nước và hầu hết hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn trừ theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).

Tuy nhiên, nhà phân tích Peter Saleh của công ty dịch vụ tài chính BTIG cho rằng các thương hiệu như McDonald's, Yum! Brands, Starbucks và Domino's đều có thị phần tại thị trường quốc tế, và điều này có thể gây bất lợi khi khách hàng quay lưng.

Quảng cáo

Ông Saleh trả lời Yahoo Finance rằng vấn đề lớn hơn là phản ứng tẩy chay hàng Mỹ ở các nước này đối với thương hiệu phương Tây hoặc Mỹ.

Công ty dịch vụ tài chính Goldman Sachs ước tính làn sóng tẩy chay ở nước ngoài sẽ làm giảm 0,1-0,3% GDP của Mỹ trong năm nay, tương đương thiệt hại khoảng 28-83 tỷ USD.

Các thương hiệu đồ ăn nhanh lớn chỉ mới bắt đầu xoay chuyển hoạt động kinh doanh quốc tế sau đại dịch. Chính sách Không COVID của Trung Quốc kéo dài ba năm, lâu hơn nhiều so với chính sách của Mỹ đã ảnh hưởng lớn tới doanh số bán hàng quốc tế.

Quý trước, mặc dù doanh số toàn cầu của McDonald's tăng trưởng tốt hơn mong đợi, tình hình kinh doanh tại Mỹ lại gặp khó khăn do ảnh hưởng của sự cố an toàn thực phẩm, khi đợt bùng phát vi khuẩn E. coli đã triệt tiêu đà tăng trưởng vào cuối tháng Mười.

Trong khi đó, Starbucks vẫn đang nỗ lực phục hồi hoạt động kinh doanh quốc tế, khi doanh số trên thị trường quốc tế sụt giảm, trong đó, doanh số tại Trung Quốc giảm 6%.

Tăng trưởng quốc tế là yếu tố quan trọng với các thương hiệu đồ ăn nhanh, khi lượng khách và nhu cầu tại Mỹ giảm sút do cạnh tranh từ các đối thủ gia tăng.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô