Rung lắc liên tục, VN-Index vẫn kịp đóng cửa tại 1.200 điểm

VN-Index có tới 3 lần thử sức với mốc 1.200 điểm nhưng đều quay đầu nhanh chóng. Chỉ tới phiên ATC, chỉ số mới chốt tại mốc điểm số này.

Định vị thị trường

Chuỗi phiên tăng điểm dài của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đưa VN-Index vượt thị trường Hàn Quốc về thành tích tăng từ đầu năm. Hiện chúng ta còn đang đứng trước cơ hội đuổi kịp thị trường chứng khoán Đài Loan và Nhật Bản.

Sau phiên giao dịch hôm nay, VN-Index đã tăng 19,24% từ đầu năm trong khi TWSE (+21,65%) còn NIKKEI 225 (+25,13%) đều đang có thành tích tăng hơn 20%.

Chất xúc tác

Với lượng tiền duy trì ở mức cao, việc chinh phục mốc 1.200 điểm có lẽ không phải nhiệm vụ quá khó với thị trường. Trong các phiên trước chênh lệch đã được thu hẹp còn dưới 10 điểm.

Ở phiên hôm nay, giá trị giao dịch của HOSE bị hụt khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng tính tổng giá trị sàn vẫn đạt 17.951 tỷ đồng, vượt trên mức bình quân 1 tháng trở lại đây khoảng 4%.

Xét về đóng góp, khối ngoại chỉ tham gia 9,3% ở cả 2 chiều mua và bán trong khi đó, hành động của khối này đã đem lại sự thuận lợi hơn cho thị trường khi họ mua ròng hơn 400 tỷ đồng. HPG (+159,67 tỷ đồng), VHM (+128 tỷ đồng) là những cổ phiếu được mua ròng hơn 100 tỷ đồng.

khoingoai267a-9123.png
Quảng cáo

Ngoài ra, trên UPCoM, cũng xuất hiện giao dịch bán hơn 1.000 tỷ đồng với cổ phiếu VNZ. Diễn biến này đã khiến giá trị ròng của thị trường bị sụt xuống còn -902 tỷ đồng.

Vận động nhóm ngành

Dù việc chinh phục mốc 1.200 điểm được xem như nhiệm vụ nặng nề nhưng nhà đầu tư vẫn liên tục bị thử thách trong cả phiên hôm nay. Đã có 3 lần chỉ số VN-Index gần như tiệm cận mốc kháng cự này nhưng đều quay đầu ngay lập tức.

Chỉ trong phiên ATC, chỉ số mới chốt ở 1.200,84 điểm, tăng 4,94 điểm (+0,41%). Và thành quả đến khi tiền lớn chốt thị giá cổ phiếu VCB ở mức cao nhất phiên.

Diễn biến tăng giá của VCB không có tính đại diện cho sóng Ngân hàng bởi một loạt cổ phiếu cùng ngành như TPB, LPB, OCB, STB, MSB, VIB, CTG, TCB thực tế đều giảm dưới 1%.

Ngoài VCB, SAB (+2,3%), NVL (+6,2%), FPT (+1,9%), MSN (+1,4%) là những cổ phiếu có đóng góp tích cực cho kết quả giao dịch. NVL (+6,2%) trong ngày T+2 của phiên khớp 96 triệu đơn vị tiếp tục ghi nhận thanh khoản lớn, đạt 73 triệu đơn vị.

Xét về độ rộng, việc đóng cửa tại mốc 1.200 điểm chưa giúp thị trường thoát ra khỏi trạng thái phân hóa, sắc đỏ vẫn phủ rộng với 47% mã giảm. Ngoài những cổ phiếu Ngân hàng quay đầu giảm nhẹ, các mã DGW (-2,46%), AAA (-1,61%), VCG (-0,79%), HAH (-0,7%), GMD (-2,57%), VSC (-2,47%), CTD (-1,62%), SKG (-2,59%), HCM (-0,17%) cũng đóng cửa giảm giá.

Trong khi đó, các mã tăng giá cũng đang kém đi sự quyết liệt với chỉ một số mã tăng trên 3% như REE (+4%), DBC (+3,38%), EVF (+7%), DXS (+7%), HHP (+7%).

Điều này cũng được phản ánh qua việc HNX-Index và UPCoM-Index tiếp tục có trạng thái đóng cửa trái chiều nhau. HNX-Index giảm 0,31% còn UPCoM-Index tăng 0,02%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024