Chứng khoán 9/1

Rung lắc chủ yếu do khối ngoại

Mặc dù khối ngoại mua ròng hơn 500 tỷ đồng nhưng các diễn biến trái chiều của một số cổ phiếu Ngân hàng vẫn khiến VN-Index rung lắc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngay trước phiên ATC, VN-Index thậm chí đã suy yếu khi một số cổ phiếu như BID (-1,6%), VIC (-2%) gây ra áp lực. BID giảm do nguyên nhân chính từ việc khối ngoại bán ròng hơn 22 tỷ đồng. Đây là một trong số ít các mã bị khối ngoại bán ra tại VN30 nhưng vẫn có ảnh hưởng rõ rệt tới chỉ số VN-Index.

Để bù lại áp lực, VCB (+3,5%) đã phải nỗ lực hơn cuối phiên để triệt tiêu đi hết những bất lợi lên VN-Index. Mã này trái ngược với BID, lại được mua ròng hơn 20 tỷ đồng.

Như vậy, các diễn biến chung của VN-Index vẫn đang bị chi phối chủ yếu từ hành vi của khối ngoại.

Chốt phiên giao dịch, VN-Index chỉ tăng 2,77 điểm lên 1.054,21 điểm. Độ rộng của sàn là 51,4% mã giảm so với 32,75% mã tăng. Thanh khoản không hề có dấu hiệu cải thiện rõ rệt khi chỉ đạt 8.518 tỷ đồng.

2 chỉ số còn lại đều quay đầu giảm điểm, HNX-Index giảm 0,47% xuống 209,67 điểm. UPCoM-Index giảm 0,03% xuống 72,73 điểm.

***

Một loạt thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong sáng nay, cá biệt các chỉ số chứng khoán Hàn Quốc và Đài Loan còn tăng trên 2%. Các chỉ số có xu hướng tích cực nhất là Hang Seng và SET cũng nhanh chóng lấy lại sắc xanh.

Hiệu ứng tâm lý chủ đạo hiện vẫn đến từ việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế. Và với Việt Nam, các phản ứng của chỉ số VN-Index cũng đi theo sự vận động chung. Cổ phiếu tiêu biểu nhất cho chủ đề mở cửa của Trung Quốc là HVN (+5,65%) đang phản ứng mạnh mẽ nhất trên sàn.

Với cả sàn, sắc xanh được duy trì trong toàn bộ thời gian giao dịch của phiên sáng. VN-Index giữ được mức tăng trong khoảng 5-10 điểm và đã có lúc lên 1.061 điểm.

Tới cuối phiên sáng, chỉ số đang tăng 5,82 điểm lên 1.057,26 điểm. Các cổ phiếu VN30 và nhóm Ngân hàng đang chủ yếu dựa vào đóng góp của tiền ngoại. Khối này mua ròng 237 tỷ đồng thì có 130 tỷ đồng đổ vào VN30. Ngoài VN30, FUESSVFL (+38,6 tỷ đồng), FUEVFVND (+12 tỷ đồng) cùng một số cổ phiếu như VCI (+18,9 tỷ đồng), KBC (+12,7 tỷ đồng) đang nhận được tiền ngoại.

Vai trò của tiền nội chưa được đánh giá cao khi giá trị giao dịch của HOSE lại bỏ lỡ mức 5.000 tỷ đồng. Cả phiên sáng, sàn chỉ đạt 3.495 tỷ đồng, tương đương 204,19 triệu đơn vị. Độ rộng của sàn dù đang có 45% mã tăng so với 35,6% mã giảm nhưng phần lớn các cổ phiếu tăng không thực sự thuyết phục.

Sàn HNX thậm chí còn giao dịch mờ nhạt hơn. Các cổ phiếu trong HNX30 chủ yếu chỉ dao động trong biên độ hẹp ngoại trừ NRC (+4,65%). Dù vậy, mã này cũng chỉ giao dịch hơn 4 tỷ đồng và không hút được tiền trên sàn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE