R&H Group nợ gần 11.000 tỷ đồng, phần lớn là trái phiếu và lỗ 381 tỷ đồng năm 2022

Tổng nợ vay của R&H Group đến cuối năm 2022 là 10.898 tỷ đồng, gấp 7,24 lần vốn chủ sở hữu, bao gồm 434 tỷ đồng nợ vay ngân hàng và 7.500 tỷ đồng nợ vay từ phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo báo cáo công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2022, Công ty CP Tập đoàn R&H (R&H Group) ghi nhận lỗ trước thuế 355,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 15,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 âm 380,9 tỷ đồng, trong khi năm 2021 vẫn có lãi, dù mức lãi chỉ vỏn vẹn 848 triệu đồng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2022, tổng tài sản của công ty “phình to” lên mức 12.404 tỷ đồng, tăng thêm 5.865 tỷ đồng, tương đương 89,7% so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, chủ yếu là do tăng vay nợ.

Cụ thể, tổng nợ phải trả vào cuối năm 2022 tăng 2,4 lần so với đầu năm, lên 10.898 tỷ đồng, gấp 7,24 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngân hàng tăng gần 10,7 lần, lên 434 tỷ đồng; nợ vay từ phát hành trái phiếu tăng 75% lên 7.500 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản nợ vay khác cũng tăng mạnh 21,1 lần lên 2.964 tỷ đồng.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại giảm 27,2% so với cuối năm 2021, xuống 1.506 tỷ đồng.

rh-6204.png screenshot-2023-08-05-223247-2070.png

Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2022 của R&H Group

Với nợ vay tăng mạnh, hệ số nợ phải trả/tổng tài sản của công ty đã tăng từ mức 0,68 lần năm 2021 lên 0,88 lần vào cuối năm 2022. Hệ số thanh toán ngắn hạn (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) cũng giảm rõ rệt, từ mức 4,975 lần vào cuối năm 2021 xuống 0,618 lần vào cuối năm 2022. Tương tự, hệ số thanh toán nhanh (tài sản ngắn hạn-hàng tồn kho/nợ ngắn hạn) cũng giảm từ mức 4,97 lần xuống 0,565 lần.

Hệ số dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (toàn bộ là trái phiếu phát hành riêng lẻ)/vốn chủ sở hữu tăng từ mức 2,07 lần vào cuối năm 2021 lên 4,98 lần vào cuối năm 2022.

Dồn dập huy động hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu và bóng dáng TPS phía sau

Theo HNX, từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022 R&H Group đã phát hành thành công tới 7 lô trái phiếu mã từ RHGCH2123001 đến RHGCH2123007 với tổng giá trị gần 8.151 tỷ đồng, có lãi suất cố định hoặc kết hợp là 11%/năm.

Trong đó, 4 lô trái phiếu mã RHGCH2123001, RHGCH2123002, RHGCH2123003, RHGCH2123004 đều là trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo.

trai-phieu-6458.png

Danh sách trái phiếu phát hành của R&H Group - Nguồn: HNX

Cụ thể, lô trái phiếu mã RHGCH2123001 được phát hành và hoàn tất phát hành trong ngày 20/9/2021, đáo hạn vào ngày 20/9/2022 với giá trị phát hành 650 tỷ đồng, có tài sản đảm bảo là 100% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư và phát triển Sơn Long; quyền tài sản, quyền sử dụng đất của khu đất theo quy hoạch xây dựng dự án Bãi Cháy.

3 lô trái phiếu RHGCH2123002, RHGCH2123003, RHGCH2123004 được phát hành vào tháng 10 và tháng 11/2021 với tổng giá trị huy động là 2.500 tỷ đồng, cùng có kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn vào tháng 4/2023.

Cả 3 lô trái phiếu trên đều có tài đảm bảo là 51% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Phú Hải, 100 vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends, quyền sử dụng đất và quyền tài sản tại khu đất thực hiện dự án Grand Mercure Hội An.

Đến tháng 12/2021, R&H Group phát hành thêm 3 lô trái phiếu mã RHGCH2123005, RHGCH2123006 và RHGCH2123007 với giá trị lần lượt là 3.000 tỷ đồng, 2.000 tỷ đồng và 944 triệu đồng. Song đến tháng 2 và tháng 3/2022, các lô trái phiếu này mới hoàn tất phát hành. Cả 3 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 36 tháng, thời gian đáo hạn vào tháng 12/2024.

Theo cập nhật trên HNX, đến tháng 5/2022, R&H Group đã mua lại 3.150 tỷ đồng trái phiếu đến hạn và còn 3 lô trái phiếu với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng đang lưu hành.

Đáng chú ý, đứng sau 4 lô trái phiếu phát hành thành công trong năm 2021 của R&H Group không thể không kể đến sự “hậu thuẫn” của Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) với nhiều vai trò từ tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, cho đến đại lý đăng ký, đại lý thanh toán và quản lý chuyển nhượng/đại diện người sở hữu trái phiếu.

Quảng cáo

Mặc dù 3 lô trái phiếu phát hành thành công của R&H Group đầu năm 2022 không nêu chi tiết thông tin về tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, đại lý đăng ký, đại lý thanh toán. Tuy nhiên, theo dữ liệu trên HNX, TPS chính là tổ chức lưu ký cho các lô trái phiếu này.

Bên cạnh đó, bản thân TPS cũng đầu tư mua bán trái phiếu của R&H Group. Theo báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán năm 2022 của TPS, thời điểm ngày 31/12/2022 TPS nắm giữ 851 tỷ đồng trái phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết. Trong đó, trái phiếu R&H Group chiếm tỷ lệ lớn nhất với 263 tỷ đồng. Ngoài ra, TPS còn có khoản phải thu dịch vụ 290 tỷ đồng với R&H Group và khoản doanh thu chưa thực hiện 174 tỷ đồng với R&H Group, lớn nhất trong số các khách hàng của TPS.

trai-phieu-tps-1335.png

Danh sách trái phiếu chưa niêm yết TPS sở hữu tại thời điểm 31/12/2022 - Nguồn: BCTC kiểm toán 2022 TPS

Cũng theo BCTC đã kiểm toán năm 2022 của TPS, tại ngày 31/12/2022, TPS ghi nhận lỗ từ việc bán trái phiếu chưa niêm yết gần 539 tỷ đồng (cùng kì lỗ 97 tỷ đồng). TPS không thuyết minh cụ thể danh mục các lô trái phiếu đã thua lỗ.

Nhưng không loại trừ khả năng phần lớn khoản lỗ đến từ trái phiếu của R&H Group, khi BCTC bán niên năm 2022 của TPS cho thấy, thời điểm ngày 30/6/2022, TPS đã lỗ hơn 111 tỷ đồng từ trái phiếu của R&H trong tổng số lỗ 135 tỷ đồng từ hoạt động mua bán trái phiếu chưa niêm yết. Khoản lỗ này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ sau thuế kỷ lục gần 130 tỷ đồng trong quý II/2022 của TPS.

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, trái phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết của TPS giảm còn 637 tỷ đồng, giảm 214 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Tuy TPS không thuyết minh đã bán những trái phiếu nào nhưng có khả năng một phần các trái phiếu đã bán này thuộc “họ” R&H khi vào tháng 4 và 5 năm nay, R&H Group có 3 lô trái phiếu (RHGCH2123002, RHGCH2123003, RHGCH2123004) đáo hạn và đã được mua lại. Trong đó, TPS có nắm giữ trái phiếu của hai lô RHGCH2123003, RHGCH2123004 với giá trị hơn 85 tỷ đồng.

Doanh nghiệp 4 năm tuổi và tham vọng thành nhà phát triển BĐS top đầu

R&H Group được biết đến là một doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khá mới trên thị trường. Tập đoàn này được thành lập vào ngày 7/8/2019 với vốn điều lệ ban đầu ở mức 999 tỷ đồng và đến tháng 10/2021 nâng lên 1.450 tỷ đồng.

Trụ sở ban đầu của công ty tại tầng 5, tòa nhà Charmvit Tower (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy), tới tháng 8/2020 thì dời về số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện thông tin trên website của R&H Group ghi địa chỉ là 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhưng theo thông tin trên HNX, trụ sở chính của công ty là tại tầng 7, số 105 Nguyễn Bá Khoản, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội - cùng tòa nhà với Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Vinahud (tên gọi mới của Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinaconex).

Theo dữ liệu trên HNX, người đại diện pháp luật của R&H Group là ông Nguyễn Minh Tuấn, đồng thời là Tổng giám đốc. Còn Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn là ông Trương Quang Minh.

Ngoài vai trò là người đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT R&H Group, ông Trương Quang Minh từng được bầu là Chủ tịch HĐQT Vinahud nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 hồi tháng 3, HĐQT Vinahud vừa chấp nhận đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Trương Quang Minh và bầu ông Nguyễn Đình Ngôn thay thế. Ông Trương Quang Minh vẫn là Phó Chủ tịch HĐQT của Vinahud.

Vinahud hiện cũng là chủ đầu tư vào dự án Grand Mercure Hội An, trong khi R&H Group là đơn vị đồng hành phát triển dự án.

Trên website của doanh nghiệp, R&H Group cho biết, tập đoàn hoạt động trong 6 lĩnh vực gồm M&A (mua bán – sáp nhập), đầu tư và phát triển bất động sản cao cấp, xây dựng dân dụng công nghiệp, nội thất, đầu tư năng lượng sạch, đầu tư phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ và quản lý vận hành các khu nhà ở hạng sang/khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp.

bds-5157.png

Danh mục bất động sản nghỉ dưỡng của R&H Group

Ngoài dự án Grand Mercure Hội An, R&H Group còn là nhà đầu tư hai dự án BĐS nghỉ dưỡng khác là Viên Nam Ecolodge tại Hòa Bình (51,9 ha) và dự án Khu công cộng, cây xanh, dịch vụ nông nghiệp, du lịch, thể thao tại thôn Thung Cả, xã Sủ Ngòi, Thành phố Hòa Bình (100 ha).

Theo cập nhật trên website của R&H Group, hiện “hệ sinh thái” của công ty này có 5 đơn vị thành viên, bao gồm: Công ty CP R&H Invest, Công ty CP R&H Construction, Công ty CP R&H Power, Công ty CP Nghỉ dưỡng Viên Nam, Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế nội ngoại thất Lines Design. Trong đó, 3 công ty R&H Invest, R&H Power và R&H Construction đều chung trụ sở với công ty mẹ và đều do ông Trương Quang Minh làm Chủ tịch HĐQT.

Với việc thành lập cùng lúc các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, R&H Group không giấu tham vọng trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và đến năm 2025 sẽ trở thành thương hiệu mới biểu tượng cho sự hợp tác thành công trong lĩnh vực đầu tư BĐS, đến năm 2030 thì trở thành thương hiệu Top 10 trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án BĐS tại Việt Nam.

Để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra, không khó hiểu khi R&H Group cần huy động nguồn lực lớn. Đó cũng là điều có thể lý giải vì sao doanh nghiệp này lại dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ kênh trái phiếu vào những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Và như đã đề cập ở trên, nợ phải trả đến cuối năm 2022 của tập đoàn này đã lên tới 10.898 tỷ đồng, gấp 7,24 lần vốn chủ sở hữu, trong khi kết quả kinh doanh lại thua lỗ nặng nề khiến cho sự mất cân đối tài chính càng bị đẩy lên cao và rủi ro tiềm ẩn ngày càng lớn.

Ngoài ra, còn một vấn đề đáng lưu ý trong bức tranh tài chính của R&H Group là khả năng sinh lời (hệ số lợi nhuận/tổng tài sản và hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) đều bằng 0. Lũy kế đến ngày 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của tập đoàn đã âm 369 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ tuy ít nhưng vẫn có gần 15 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Một loại hình bất động sản đang tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe (wellness resort real estate) đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong sự phục hồi và tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Thanh Hóa phê duyệt dự án khu công nghiệp gần 1.500 tỷ đồng của Tập đoàn Thái Lan

Dự án có quy mô gần 175 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu lên tới 1.450 tỷ đồng, tương đương khoảng 58 triệu USD tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Theo Bộ Xây dựng, sau hai năm triển khai nhưng tỷ lệ giải ngân của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn rất thấp dù lãi suất cho vay đã giảm hơn 2%.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Vinhomes hợp tác chiến lược với VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City

Ngày 16/5, Công ty CP Vinhomes và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp VTK Hưng Yên (VTK) vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng cộng đồng người Hàn Quốc tại Ocean City.

Vinhomes báo lãi tăng 193%, đạt hơn 2.650 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng

Mục tiêu của dự án là xây dựng một tổ hợp khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển các dịch vụ du lịch – thương mại cao cấp gắn với cảnh quan tự nhiên ven sông Đà, đồng thời bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật hiện đại, đồng bộ tại khu vực.

Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Từ nay đến cuối 2026, Novaland (NVL) chưa đủ nguồn tiền để trả các khoản nợ

BIM Group muốn xây tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú gần 3.000 tỷ đồng tại Hạ Long

Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 13.467 m2, quy mô đầu tư gồm 3 tòa nhà chiều cao 40 tầng nổi, 2 tầng hầm, cung cấp 1.980 căn hộ lưu trú và 53 căn shophouse.

ADB tài trợ BIM Group 107 triệu USD phát triển năng lượng gió tại Ninh Thuận Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group Đoàn Quốc Việt qua đời

Hà Nội phê duyệt tuyến đường rộng 25m từ Chiến Thắng đến Nguyễn Xiển

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 13/5/2025 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường nối từ đường Chiến Thắng kéo dài đến đường Nguyễn Xiển - Xa La, tỷ lệ 1/500 tại các xã Thanh Liệt, Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Chính thức ra mắt Boutique Gate - “Cửa ngõ vàng” đón sóng cầu Tứ Liên và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

“Cánh cửa cơ hội” đã chính thức mở tại Vinhomes Global Gate khi Boutique Gate - dòng sản phẩm TMDV được thị trường ngóng chờ - chính thức ra mắt, ngày 13/5. Sự kiện thu hút hàng trăm nhà đầu tư đổ về Đông Bắc Thủ đô, đón đầu làn sóng tăng trưởng từ hai cú hích hạ tầng lớn - khởi công siêu dự án cầu Tứ Liên và hoàn thành Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia.

Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4 VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Bà Rịa Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư khu dân cư 3,44 ha

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ký ban hành Quyết định số 1185/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Long Gia An.

Việt Thành – Sài Đồng được Hà Nội giao hơn 10.000 m2 đất xây biệt thự ở Long Biên Bất động sản thành phố Vinh “trỗi dậy”, cơ hội “vàng” cho nhà đầu tư

Bất động sản thành phố Vinh “trỗi dậy”, cơ hội “vàng” cho nhà đầu tư

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng, trong khi giá bất động sản đang ở ngưỡng hợp lý là lực đẩy quan trọng giúp thị trường bất động sản TP. Vinh (Nghệ An) bứt tốc trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản.

Nghệ An giao đất cho Eurowindow xây khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng Eurowindow Twin Parks: "Hàng thửa" độc bản kiến tạo chuẩn sống thượng lưu tại Gia Lâm

Việt Thành – Sài Đồng được Hà Nội giao hơn 10.000 m2 đất xây biệt thự ở Long Biên

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 8/5/2025 về việc giao 10.081 m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2 tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Hạ giá cho thuê, loạt mặt bằng bán lẻ đường phố ở TP. Hồ Chí Minh vẫn ế ẩm, vì sao?

Hạ giá cho thuê, loạt mặt bằng bán lẻ đường phố ở TP. Hồ Chí Minh vẫn ế ẩm, vì sao?

Sự khác biệt rõ nét về bản chất và cách thức vận hành giữa mặt bằng nhà phố và trung tâm thương mại là yếu tố quan trọng khiến các thương hiệu bán lẻ ngày càng ưu tiên lựa chọn trung tâm thương mại, theo chuyên gia.

Hà Nội: Giá chung cư vẫn tiếp tục tăng nhẹ từ nay đến cuối năm Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm?

Hà Nội: Giá chung cư vẫn tiếp tục tăng nhẹ từ nay đến cuối năm

Giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội đã thiết lập mặt bằng mới trong quý I/2025, với nhiều dự án mới ra mắt ở mức giá cao hơn hẳn trước đó. Dự báo từ nay đến cuối năm, gia chung cư vẫn khó giảm.

Giá trung bình chung cư sơ cấp ở Hà Nội lên gần 80 triệu đồng/m2 Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

TP.HCM dự kiến có thêm 14 khu công nghiệp mới

TP.HCM vừa công bố kế hoạch phát triển 14 khu công nghiệp (KCN) mới với tổng diện tích 3.833ha, tập trung vào công nghệ cao và kinh tế xanh. Đây là bước đột phá nhằm tái cấu trúc nền công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2021–2030, hướng tầm nhìn 2050.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Hà Nội duyệt xây khu công nghiệp 1.000 tỷ đồng ở Sóc Sơn