Quỹ ngoại quy mô gần 19.000 tỷ đồng ghi nhận tháng 3 có hiệu suất tốt nhất trong 10 năm

Quỹ ngoại Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư tăng 8,5% trong tháng 3/2023, mức tốt nhất quỹ ghi nhận vào tháng 3 của quỹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán hồi phục.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Báo cáo hoạt động của quỹ ngoại Pyn Elite Fund cho thấy, tháng 3/2023 hiệu suất đầu tư của quỹ đạt 8,5%, mức hiệu suất cao nhất quỹ ngoại này từng đạt được vào tháng 3 kể từ khi rót vốn vào Việt Nam cách đây 10 năm. Tính chung 3 tháng đầu năm, hiệu suất của Pyn Elite Fund đạt 6,39%.

Pyn Elite Fund cho biết, trong tháng 3, sự kiện Silicon Valley Bank (Mỹ) đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiến hành giám sát chặt chẽ hệ thống thông qua hạn mức tín dụng cùng với các biện pháp khác nhằm duy trì tăng trưởng bền vững và quản lý rủi ro một cách thận trọng. NHNN đã hạ lãi suất tái cấp vốn từ 6% xuống 5,5%, ngoài ra cũng đang đề xuất chương trình gia hạn nợ để hỗ trợ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu đang dần ấm lên trong tháng 3, lượng trái phiếu phát hành thành công đạt hơn 25.800 tỷ đồng, chủ yếu là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.

Thị trường chứng khoán nhờ vậy cũng có tín hiệu tích cực, chỉ số VN-Index tăng 3,9% trong tháng 3, trong đó dẫn đầu đà tăng là nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng.

Tại thời điểm 31/3/2023, giá trị tài sản ròng/ccq của Pyn Elite Fund đạt gần 421 Euro. Quy mô danh mục (AUM) đạt gần 731 triệu Euro (~18,700 tỷ đồng), tăng 58 triệu Euro (~1.500 tỷ đồng) so với thời điểm cuối tháng 2/2023.

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục có đến 5 cổ phiếu ngân hàng (CTG, STB, TPB, MBB, HDB) và chứng chỉ quỹ VNFinLead ETF mô phỏng nhóm tài chính với 90% là cổ phiếu ngân hàng.

Top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục của Pyn Elite Fund
Top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục của Pyn Elite Fund

Hầu hết các cổ phiếu tỷ trọng lớn trong danh mục của quỹ có hiệu suất khả quan trong đó 3 cái tên VHM, MIG và HDB có diễn biến ấn tượng nhất khi lần lượt tăng 24%, 14% và 13 % trong tháng qua. Trong đó, cổ phiếu HDB đã bứt phá lên vị trí thứ 8 trong danh mục đầu tư của Pyn Elite Fund (tỷ trọng 5,4%), từ vị trí thứ 10 trong tháng 2 trước đó.

Đánh giá riêng về VEAM (mã VEA), cổ phiếu chiếm 5,1% tỷ trọng toàn danh mục, Pyn Elite Fund cho rằng Tổng Công ty hiện có 13 công ty con và 8 công ty liên kết trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô. Đặc biệt, VEAM nắm giữ 30% cổ phần Honda, 25% cổ phần Ford và 20% cổ phần Toyota Việt Nam trong các liên doanh, nhờ vậy mang lại hàng nghìn tỷ đồng cổ tức mỗi năm.

Năm 2022, Việt Nam đạt kỷ lục mới với việc bán hơn 500.000 ô tô mới, VEA cũng ghi nhận lợi nhuận ròng cao nhất trong 10 năm. Hiện nhiều ông lớn đã có kế hoạch bắt đầu và nâng cấp sản xuất tại Việt Nam: General Motors-SAIC-Wuling, Hyundai, BYD… chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng, do đó tiềm năng tăng trưởng cho VEAM còn rất lớn.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE