Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chiều nay (ngày 30/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết “Về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam”, tổng vốn dự kiến của dự án là 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD, hoàn thành năm 2035.

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Với 92,48% số đại biểu tham gia biểu quyết đồng ý, Quốc hội chính thức phê chuẩn Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Với 443/454 (92,48%) số đại biểu tham gia biểu quyết đồng ý, Quốc hội chính thức phê chuẩn Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.

Dự án có tổng chiều dài 1.541 km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh), đi qua 20 tỉnh thành gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Toàn tuyến được đầu tư mới khổ đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Dự án được áp dụng hình thức đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư 1,713 triệu tỷ đồng (67 tỷ USD) từ nguồn ngân sách trong các kỳ đầu tư công trung hạn và vốn hợp pháp khác.

Quảng cáo

Quốc hội yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án năm 2035. Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.800 ha; dự kiến 120.836 người cần tái định cư.

Trong chủ trương vừa được thông qua, Quốc hội cho phép dự án được áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt.

Thường vụ Quốc hội cho biết, Chính phủ đã tính toán các lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp rất lớn, song không tính vào nguồn thu và hiệu quả tài chính dự án. Doanh thu tính toán hoàn vốn chủ yếu từ nguồn thu vận tải, khai thác thương mại để cân đối cho chi phí vận hành, bảo dưỡng phương tiện, bảo trì kết cấu hạ tầng và trả phí hạ tầng cho Nhà nước.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chiều nay (ngày 30/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết “Về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam”, tổng vốn dự kiến của dự án là 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD, hoàn thành năm 2035.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Làm đường sắt tốc độ cao: Cần cái "bắt tay" của doanh nghiệp Việt trước cơ hội lớn

Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 29/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều dự án Luật quan trọng như: Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật.

Quốc hội ra Nghị quyết yêu đưa bất động sản về đúng giá trị nội tại Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 6,6%

Theo chuyên gia VNDIRECT, thách thức có thể gia tăng trong năm 2025, đặc biệt nửa cuối năm nếu Tổng thống Mỹ thúc đẩy thực thi chính sách bảo hộ thương mại, kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt với một số trở ngại nhất định.

Thủ tướng: Phấn đấu GDP Việt Nam đạt 780 - 800 tỷ USD năm 2030, vào top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do

Đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% cho các cơ quan báo chí

Một số Đại biểu Quốc hội cho rằng, cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận nhưng vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20% như các doanh nghiệp thông thường. Điều này gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt khi nguồn thu từ quảng cáo ngày c

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Cần có lộ trình phù hợp tránh tạo “cú sốc” Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Những doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi phân bón chính thức chịu thuế VAT 5%

Theo các đơn vị phân tích việc thay đổi từ “không chịu thuế VAT” sang “chịu thuế VAT 5%” chủ yếu sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất ure và DAP, trong khi tác động đến các nhà sản xuất NPK là không đáng kể.

Mỗi tấn phân bón đang phải "gánh" thêm 500.000 đồng vì không bị áp thuế Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh