Philippines là đối tác thương mại gạo quan trọng nhất của Việt Nam

Là nước sản xuất nông nghiệp trong đó có lúa gạo, nhưng nhiều năm qua sản xuất lúa gạo của Philippines không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, hằng năm quốc gia này phải nhập khẩu gạo với số lượng lớn, chủ yếu từ Việt Nam.

Philippines là đối tác thương mại gạo quan trọng nhất của Việt Nam
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại tại Philippines, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chủ trì tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại gạo năm 2024 và tri ân khách hàng tại Thủ đô Manila của Philippines.

Hội nghị là cơ hội để doanh nghiệp hai nước trực tiếp gặp gỡ và trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu, tìm kiếm đối tác trong thương mại gạo.

Hội nghị thu hút trên 70 doanh nghiệp Philippines trong ngành gạo quan tâm tham gia. Phía Việt Nam có trên 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo uy tín, là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, giai đoạn năm 2021 – 2023 lượng gạo và kim ngạch của Việt Nam vào thị trường Philippines luôn chiếm từ 40% đến 45% về lượng và kim ngạch trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên toàn cầu.

Từ năm 2022, gạo của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Philippines hàng năm đạt trên 3 triệu tấn. Cụ thể, năm 2022 đạt 3,214 triệu tấn, năm 2023 đạt 3,150 triệu tấn và dự báo năm 2024 sẽ đạt trên dưới 4 triệu tấn, chiếm gần 50% tồng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Tại hội nghị, ông Roger V. Navarro, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, doanh nghiệp cả hai bên cần tranh thủ cơ hội này để tiếp tục củng cố, xây dựng và thiết lập các quan hệ bạn hàng truyền thống, bền chặt.

Quảng cáo

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nhấn mạnh thêm, Việt Nam và Philippines đều là đối tác thương mại quan trọng của nhau tại Đông Nam Á. Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 trong ASEAN và lớn thứ 16 trên thế giới của Việt Nam, và tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam và Philippines đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực thương mại gạo. Việt Nam luôn coi trọng thị trường Philippines, và xem đây là đối tác truyền thống, tin cậy nhất.

Để góp phần tiếp tục phát triển quan hệ song phương sâu rộng, bền chặt giữa hai nước, tạo khung hợp tác thương mại gạo lâu dài, bền vững, đảm bảo lợi ích chung của hai bên, tháng 1/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines đã cùng ký kết Bản ghi nhớ (MoU) hợp tác thương mại gạo giữa hai nước.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam bày tỏ, mong muốn duy trì, củng cố và tiếp tục phát triển mối quan hệ thương mại truyền thống vốn có của hai nước lên một tầm cao mới.

“Thông qua hội nghị này, chúng tôi hy vọng các thương nhân xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân Philippines trên nhiều phân khúc khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có thể xây dựng các vùng nguyên liệu lúa, và cho ra các sản phẩm gạo đáp ứng được nhu cầu, đặc tính và đòi hỏi riêng của thị trường Philippines với chất lượng ổn định, giá thành phù hợp và đảm bảo nguồn cung lâu dài”, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu gạo ước đạt 7,72 triệu tấn gạo, tương đương 4,838 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng qua đạt 626,2 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023 ngày trước.

Top 3 thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gồm Philippines, Indonesia và Malaysia. Trong đó, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 10 tháng năm 2024, Philippines đã nhập khẩu khoảng 3,7 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm 46% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tăng 31% so với cùng kỳ.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Thị trường lại loay hoay về xu hướng dù đã có phiên bùng nổ

Trong ngày T+3 của phiên giao dịch bùng nổ, thị trường chỉ có những vận động lình xình và giằng co trong toàn bộ thời gian. Nhóm cổ phiếu Thép dù có thông tin hỗ trợ từ dự án Dung Quất 2 của HPG cũng chưa khuấy động được tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường không có xáo trộn nguồn cung của phiên bùng nổ Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

EVNGENCO1 tập trung cao độ cho việc đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy

Tháng 12/2024, EVNGENCO1 tập trung cao độ cho việc đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,057 tỷ kWh, từ đó hoàn thành nhiệm vụ năm 2024.

Công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN EVNGENCO3 giảm hơn 4.200 tỷ nợ vay trong 9 tháng đầu năm 2024

Lãi suất huy động tiếp tục tăng giai đoạn cuối năm

Xu hướng tăng lãi suất huy động được dự kiến sẽ được tiếp tục duy trì cho tới tuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn.

Kỳ vọng Mỹ hạ lãi suất, S&P 500 và Nasdaq lập kỷ lục mới Một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

HoREA: Sở ngành, địa phương lúng túng khiến nhà ở xã hội gặp khó

Theo HoREA việc các sở ban ngành, địa phương thiếu thống nhất trong việc giải quyết các thủ tục hành chính khiến công tác phát triển nhà ở xã hội gặp khó.

Chủ tịch HĐQT một công ty trên HOSE đột ngột qua đời ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường Cổ phiếu tăng gần 85% trên UPCoM, PDV nộp hồ sơ chuyển sàn lên HOSE

DOJI và hành trình ba thập kỷ: Từ trang sức, tài chính đến bất động sản

Thành công trong kinh doanh vàng bạc, đá quý là tiền đề hậu thuẫn cho DOJI lấn sân sang mảng tài chính – ngân hàng và bất động sản, với ba đại diện nổi bật là Chứng khoán Tiên Phong, TPBank và DOJI Land.

Liên danh DOJI được chọn thực hiện dự án 4.600 tỷ đồng tại Huế Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Dồn dập đầu tư các dự án khu công nghiệp mới

Thời gian gần đây, hàng loạt khu công nghiệp của Viglacera, Capella Land, WHA... được phê duyệt trên khắp cả nước. Tổng diện tích các dự án lên tới hơn 2.155 ha, thu hút gần 18.718 tỷ đồng vốn đầu tư.

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa Xuất nhập khẩu Thăng Long đầu tư khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng ở Hà Tĩnh