Chứng khoán Nhật Bản đối mặt giai đoạn nhiều biến động hậu bầu cử

Thị trường chứng khoán Nhật Bản có thể sẽ trải qua những biến động lớn trong thời gian tới cho đến khi ông Ishiba công bố thêm thông tin về các chính sách của mình.

141351-chung-khoan-nhat-ban-chi-so-nikkei-cham-muc-cao-ky-luc.jpg
Bảng điện tử hiển thị chỉ số chứng khoán Nikkei-225 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 22/2/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Thị trường chứng khoán Nhật Bản dự kiến sẽ trải qua một giai đoạn suy giảm, sau khi chiến thắng bất ngờ của ông Shigeru Ishiba trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã làm dấy lên kỳ vọng rằng lãi suất tại nước này sẽ tăng.

Sau khi tăng 2,3% trước khi có kết quả chính thức, Chỉ số Nikkei 225 đã giảm 6% sau khi ông Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 do các nhà giao dịch đặt cược vào chiến thắng của ông Sanae Takaichi, người phản đối lãi suất cao hơn.

Theo các nhà phân tích, thị trường chứng khoán Nhật Bản có thể sẽ trải qua những biến động lớn trong thời gian tới cho đến khi ông Ishiba công bố thêm thông tin về các chính sách của mình.

Quảng cáo

Trong khi đó, đồng yen đã mạnh lên sau chiến thắng của ông Ishiba. Một đồng tiền mạnh hơn có khả năng sẽ kéo cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật Bản đi xuống, trong khi cổ phiếu của các ngân hàng có khả năng hưởng lợi từ tâm lý lạc quan rằng lợi nhuận của họ sẽ tăng khi lãi suất tăng.

Bà Rina Oshimo, chiến lược gia tại công ty môi giới tài chính Okasan Securities Co. ở Tokyo, cho biết thị trường nhiều khả năng sẽ biến động lớn khi khởi động tuần mới. Vì ông Ishiba ủng hộ việc củng cố hệ thống tài chính và các biện pháp tương tự khác, việc đồng yen tăng giá có thể trở thành lực cản đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản.

Ông Ishiba đã bày tỏ ủng hộ con đường độc lập và bình thường hóa chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), đồng thời cho rằng cần phải giải quyết tình trạng giảm phát.

Bên cạnh đó, ông Ishiba cũng bày tỏ sẽ hỗ trợ các chương trình miễn thuế mới tương tự như Tài khoản tiết kiệm cá nhân Nippon (NISA).

Trước đó, khi ông Fumio Kishida nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2021, các đề xuất tăng thuế tương tự đã khiến Nikkei 225 sụt giảm. Vị cựu Thủ tướng đã phải nhanh chóng rút lại kế hoạch trên để xoa dịu thị trường.

Trong giai đoạn sau đó, nhờ đồng yen yếu, sự lạc quan về các cải cách quản trị doanh nghiệp và những lời ủng hộ từ tỷ phú Warren Buffett, chỉ số Nikkei 225 đã tăng lên mức kỷ lục vào đầu năm nay.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Sau khi hạ nhiệt về ngay đường xu hướng tăng ngắn hạn, thị trường chứng khoán đã có một phiên bật tăng tích cực để giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin. Bên cạnh nhóm Bluechips, các cổ phiếu Thép, Chứng khoán, Bất động sản cũng đều phản ứng rất nhạy.

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Định giá thị trường đang ở mức khá hợp lý, có thể đầu tư vào những cổ phiếu nào?

Theo VNDIRECT, triển vọng lợi nhuận của ngành Ngân hàng vẫn tích cực, các ngành có liên hệ chặt chẽ với biến động giá hàng hoá hay hàng không, bán lẻ… cũng được kỳ vọng tăng trưởng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán toàn cầu diễn biến trái chiều trong phiên 8/10

Bà Kathleen Brooks, Giám đốc nghiên cứu tại XTB, nhận định các thị trường tài chính hầu hết đang trong tâm lý e ngại rủi ro, trong bối cảnh Trung Quốc không công bố thêm các gói kích thích kinh tế.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng Thị trường Tokyo dẫn dắt đà tăng của chứng khoán châu Á

Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

FTSE Russell cũng ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với các cải cách thị trường và đánh giá cao mối quan hệ xây dựng với UBCKNN, các cơ quan quản lý thị trường khác.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" FTSE Russell sắp công bố thông tin nâng hạng thị trường chứng khoán

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm

Chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đừng lại với một lượng tiền quay trở lại. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu Thép đã tăng đồng loạt trong đó HPG đạt giá trị trên 1.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Cổ phiếu VNM trước ngưỡng cửa một chu kỳ mới?

Phố Wall sụt giảm do lo ngại lạm phát tăng trở lại

Thị trường chứng khoán Phố Wall đã sụt giảm trong phiên giao dịch 7/10 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh. Diễn biến này thể hiện những mối lo ngại về lạm phát có thể bùng phát trở lại.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 3/10 đồng loạt giảm

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024

Công ty Chứng khoán MB (MBS) là một trong những CTCK công bố kết quả kinh doanh sớm nhất trong ngành. Tính từ đầu năm, cổ phiếu MBS còn là mã tăng mạnh thứ 2 trong nhóm Chứng khoán.

Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh

Thị trường có phiên giảm thứ 4 liên tiếp, nhiều mã Chứng khoán vẫn đóng cửa cao nhất phiên

Dù thị trường đã trải qua những phiên hạ nhiệt từ mốc 1.300 điểm, nhóm Chứng khoán vẫn đang "âm ỉ" tích cực. Đóng cửa phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu Chứng khoán còn tăng lên mức cao nhất phiên.

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Quan điểm các chuyên gia đã không ghi nhận sự tiêu cực sau khi thị trường thêm một lần thất bại trong việc chinh phục mốc 1.300 điểm. Thay vào đó, số liệu vĩ mô khả quan đang tạo kỳ vọng tích cực cho mùa KQKD quý III/2024.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù đón nhận vốn ngoại giải ngân trở lại nhưng vẫn có sự "quay xe" sau khi chưa thể chinh phục thành công mốc 1.300 điểm.

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh