Nhu cầu chuyển đổi số tăng cao, FPT đặt kế hoạch lợi nhuận hơn 9.000 tỷ đồng

Hiện giải ngân cho chuyển đổi số quốc gia đang được thực hiện ráo riết, điều này sẽ tạo tiền đề rất lớn cho các doanh nghiệp trong đó có FPT tham gia chuyển đổi số cho các ban ngành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo dự báo của IDC, nhu cầu chi tiêu cho chuyển đổi số sẽ đạt 3.400 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 5 năm là 16,3%.

Gartner dự báo, nhu cầu chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu năm 2023 dự kiến sẽ tăng 5,1%, đạt 4.600 tỷ USD, cao hơn mức tăng trưởng 3% của 2022 nhờ sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu triển khai các sáng kiến số thúc đẩy kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu để đối phó với tình trạng bất ổn kinh tế.

Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mặc dù doanh nghiệp trong hầu hết các ngành đã sẵn sàng cho sự chuyển dịch lên môi trường số nhưng trong quá trình triển khai mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,2%) các doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh...

Đây được đánh giá là những yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn trong năm nay.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 tổ chức ngày 6/4, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch CTCP FPT cho biết, hiện giải ngân cho chuyển đổi số quốc gia đang được thực hiện ráo riết, điều này sẽ tạo tiền đề rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số cho các ban ngành.

Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp công ty lên kế hoạch doanh thu năm 2023 tăng 18,2% so với kết quả năm 2022, đạt 52.289 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, khối công nghệ dự kiến sẽ đem về doanh thu nhiều nhất với 31.150 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ và chiếm gần 60% tổng doanh thu. Doanh thu từ khối viễn thông đạt 16.739 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6%; doanh thu từ khối giáo dục, đầu tư và hoạt động khác đạt 4.400 tỷ đồng, tăng trưởng 25,1%.

Năm nay, FPT lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9.055 tỷ đồng, tăng 18,2% so với mức thực hiện năm 2022.

Trong đó, lợi nhuận từ khối công nghệ chiếm chủ lực, dự kiến đạt 4.166 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng ở mức 23,8%. Lợi nhuận từ khối viễn thông dự kiến đạt 3.230 tỷ đồng, từ khối giáo dục, đầu tư và hoạt động khác dự kiến đạt 1.659 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 14,6% và 12,2%.

Nguồn: FPT.

Nguồn: FPT.

Đầu tư 5.800 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng tiền

Về kế hoạch đầu tư, FPT dự kiến sẽ chi 1.800 tỷ đồng để đầu tư cho khối công nghệ, bao gồm việc đầu tư các khu tổ hợp văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM,... cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ.

Với khối viễn thông, FPT sẽ dành ra 2.300 tỷ đồng để đầu tư các trục cáp chính, cáp biển, nâng cấp chất lượng hạ tầng viễn thông nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu.

Với khối giáo dục, tập đoàn dự định đầu tư 1.700 tỷ để mở rộng các khuôn viên tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng, song song đó là mở rộng thêm 7 điểm trường phổ thông mới tại các tỉnh thành. Tổng chi phí đầu tư dự kiến cho năm 2023 là 5.800 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, Hội đồng quản trị (HĐQT) FPT trình cổ đông chia cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 20% tiền mặt (2.000 đồng/cổ phiếu) và 15% bằng cổ phiếu, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 15 cổ phiếu mới.

Trước đó, công ty đã chia cổ tức 10% trong năm 2022 với số tiền đã chia là khoảng 1.100 tỷ đồng. Mức cổ tức 1.000 đồng/cổ phiếu còn lại và việc phát hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% sẽ được thực hiện trong quý 2/2023 sau khi được ĐHĐCĐ thông qua.

Với năm 2023, FPT dự kiến chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu. Mức chia cổ tức bằng tiền năm 2023 sẽ được ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 quyết định.

Ngoài ra, HĐQT FPT cũng sẽ trình cổ đông phương án phát hành cổ phần cho người lao động (ESOP) cho những cán bộ xuất sắc giai đoạn 2023-2025 với giá 10.000 đồng/cp. Tổng số lượng phát hành hằng năm không quá 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Thời hạn chuyển nhượng trong vòng 3 năm.

Tiếp tục tìm kiếm cơ hội M&A

Trả lời cổ đông liên quan đến vấn đề M&A, ông Trương Gia Bình cho biết, FPT rất muốn thực hiện M&A và liên tục tìm kiếm cơ hội để có thể M&A.

“Chúng tôi thường M&A với các công ty tư vấn, vì đó không phải nghề chính của chúng tôi, chúng tôi là những nhà phát triển. Khi kết hợp với họ, chúng tôi có thể cùng nhau phát triển thị trường, mang đến tệp khách hàng lớn hơn. Việc M&A cũng giống như lái một chiếc tàu vậy, đi đến đâu lắp toa đến đấy, giúp tàu đi nhanh hơn khi chạy một mình”, ông Bình nói.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2023, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng giám đốc FPT cho biết, dự kiến quý 1 doanh thu của tập đoàn sẽ tăng trưởng khoảng 18%, lợi nhuận tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn một chút.

“Nhìn chung, doanh thu, lợi nhuận của công ty trong quý 1 đã đạt kế hoạch đề ra và vẫn đang bám sát kế hoạch năm. Động lực chính vẫn đến từ mảng xuất khẩu phần mềm, với việc tăng trưởng trên 25%. Mảng kinh doanh trong nước của chúng tôi hiện không được thuận lợi do tình hình vĩ mô không thuận lợi, nhưng tổng thể kết quả kinh doanh quý 1 vẫn tăng trưởng khoảng 18%”, ông Phương cho biết.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chuyên gia hiến kế hạ giá nhà chung cư

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Chat với BizLIVE