Nhóm doanh nghiệp "họ" Viettel báo lãi kỷ lục, Viettel Global thoát lỗ lũy kế

Tăng trưởng của Viettel Global, Viettel Construction và Viettel Post đã đóng góp lớn vào tổng doanh thu hợp nhất 190.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 51.000 tỷ đồng của Tập đoàn Viettel trong năm 2024.

Nhóm doanh nghiệp

Năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết đạt doanh thu hợp nhất 190.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 51.000 tỷ đồng, lần lượt vượt 3% và 11% kế hoạch. Với kết quả này, doanh thu năm 2024 của Viettel tăng trưởng 11,3% so với năm 2023, trong khi lợi nhuận tăng 10,3%.

Theo Viettel, động lực tăng trưởng đến từ việc duy trì tăng trưởng viễn thông trong nước, phát triển kinh doanh quốc tế, nghiên cứu, sản xuất thành công và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao, phát triển lĩnh vực logistics, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số.

Trên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp phụ trách các mảng kinh doanh “hái ra tiền” này của Viettel cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2024 ấn tượng.

Viettel Global lãi kỷ lục, thoát lỗ lũy kế

Là đơn vị đảm nhiệm đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài của Viettel, Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế (Viettel Global, mã VGI) công bố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2024 đạt 9.639 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý IV của công ty đạt 3.710 tỷ đồng, gấp 4,3 lần so với quý IV/2023 và là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của công ty. Mức lãi đậm trong quý IV cũng đã giúp Viettel Global thoát lỗ lũy kế (đến cuối quý III công ty vẫn còn lỗ lũy kế 1.026 tỷ đồng), thậm chí còn dư trên 2.290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Theo giải trình của công ty, lợi nhuận sau thuế quý IV tăng mạnh nhờ vào lợi nhuận từ hoạt động tài chính, đến từ lãi chênh lệch tỷ giá, tăng 2.350 tỷ đồng. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của các công ty con và liên kết tại thị trường nước ngoài ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, trong đó: Movitel tại Mozambique tăng trưởng 19%, Natcom tại Haiti tăng trưởng 28%, Telemor tại Đông Timor tăng trưởng 19%, Halotel tại Tanzania tăng 32%, Lumitel tại Burundi tăng 80%,…

Bên cạnh đó, các công ty ví điện tử trực thuộc Viettel Global cũng có kết quả tăng trưởng ấn tượng: M_Mola (Mozambique) tăng 32%. Halopesa (Tanzania) tăng 43%, Lumicash (Burundi) tăng 70%, Emoney (Campuchia) tăng 56%. Ngoài ra, khoản lãi từ các công ty liên kết cũng tăng trưởng 21%, góp phần không nhỏ vào kết quả chung.

Lũy kế cả năm 2024, doanh thu thuần của Viettel Global đạt 35.363 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 7.187 tỷ đồng, gấp 4,3 lần cùng kỳ năm 2023.

Cùng với sự cải thiện trong kết quả kinh doanh, quy mô tài sản của Viettel Global cũng tăng 20,8% so với đầu năm, lên 63.420 tỷ đồng. Trong đó, chiếm hơn 58% tổng tài sản, tương đương 36.864 tỷ đồng là khoản tiền và tiền gửi ngân hàng (tăng 59,5% so với đầu năm).

Tuy nhiên, bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của công ty tăng 25,5% so với đầu năm lên gần 27.555 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải trả ngắn hạn khác và thuế. Trong khi tổng nợ vay đến cuối kỳ giảm 7% xuống 2.723 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2024 đạt 35.866 tỷ đồng, tăng hơn 5.300 tỷ đồng so với đầu năm.

Viettel Construction tiếp tục phá đỉnh lợi nhuận

Tương tự, doanh nghiệp phụ trách xây lắp, vận hành và khai thác hạ tầng viễn thông của Viettel là Tổng công ty cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction, mã CTR) cũng tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu hai chữ số trong năm 2024.

Năm vừa qua, Viettel Construction đạt doanh thu thuần hợp nhất 12.613 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 539 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ. Dù tăng trưởng lợi nhuận chậm lại nhưng đây vẫn là mức cao kỷ lục của doanh nghiệp “họ” Viettel này.

Riêng quý IV/2024, công ty ghi nhận doanh thu 3.574 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 155 tỷ đồng, tăng 2,9% - thiết lập kỷ lục lợi nhuận mới theo quý.

Quảng cáo

Tính đến hết quý IV/2024, quy mô tài sản của Viettel Construction đạt 7.067 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với đầu năm, trong đó chiếm hơn một nửa là các khoản phải thu ngắn hạn (2.905 tỷ đồng). Công ty đang có 1.740 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, trong khi nợ vay vào khoảng 1.625 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2024, Viettel Construction sở hữu 10.000 trạm phát sóng và các dự án năng lượng mặt trời, tuyến ngầm… cho thuê. Từ năm 2017 Viettel Construction tham gia quản lý và vận hành toàn bộ hạ tầng mạng lưới của Viettel (52.412 trạm phát sóng, 271.000 km cáp quang, 8 triệu đường dây FTTH).

Viettel Construction hiện là đơn vị duy nhất tiên phong xây dựng hạ tầng Viettel tại 10 thị trường nước ngoài: Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique, Đông Timor, Peru, Cameroon, Tanzania, Burundi, Myanmar.

Năm 2025 – năm đánh dấu mốc 30 năm xây dựng và phát triển, Viettel Construction đặt kế hoạch đạt doanh thu 13.978 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2024 và lợi nhuận trước thuế hơn 721 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2024.

Viettel Post trở lại đường đua doanh thu

Trong khi đó, Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã VTP) sau khi chứng kiến doanh thu “đi lùi” trong năm 2023, đã ghi nhận sự tăng trưởng trở lại vào năm 2024, đạt 20.756 tỷ đồng (tăng gần 6% so với năm 2023). Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều gia tăng đã tác động khiến lợi nhuận năm 2024 đi ngang so với cùng kỳ, đạt gần 383 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã vượt 50% kế hoạch doanh thu năm và đạt mục tiêu lợi nhuận đặt ra.

Điểm sáng là trong quý IV/2024 doanh thu và lợi nhuận của Viettel Post tăng trưởng lần lượt 11,8% và 21,5% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 5.707 tỷ đồng và 130 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận theo quý cao kỷ lục của Viettel Post.

Quý cuối năm 2024 cũng là quý mà Viettel Post bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch đầu tư thêm vào mảng logistics và hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối. Theo đó vào đầu tháng 11 công ty đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn, nhằm kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ kho, vận tải hàng hóa nội địa và thương mại điện tử quốc tế.

Đầu tháng 12, Viettel Post đã chính thức đưa Công viên logistics tại Lạng Sơn đi vào họat động. Công viên này được xây dựng trên diện tích 143,7ha, tích hợp công nghệ tiên tiến với khả năng kết nối trực tiếp dữ liệu hải quan giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhờ đó, thời gian thông quan đã giảm đáng kể từ 4-5 ngày xuống dưới 24 giờ.

Viettel Post cũng đang lên kế hoạch triển khai giai đoạn 2 của dự án, tập trung vào mở rộng các hạng mục quan trọng như trung tâm dữ liệu và hệ thống kết nối dữ liệu hải quan hai nước. Giai đoạn này nhằm hỗ trợ thí điểm cửa khẩu thông minh tại Đồng Đăng và xây dựng ga đường sắt rộng 8ha phục vụ vận tải liên vận giữa Đồng Đăng (Việt Nam) và Bằng Tường (Trung Quốc).

Chưa dừng lại ở đó, giữa tháng 1/2025, Viettel Post thông qua việc góp 1,37 triệu USD (gần 34 tỷ đồng) để thành lập Công ty TNHH Logistics và Thương mại Viettel Post tại Quảng Tây, Trung Quốc nhằm cung cấp dịch vụ chuyển phát quốc tế, vận tải, kho bãi, hải quan, kinh doanh thương mại trực tuyến...

Ngoài ra, mới đây công ty này vừa gửi văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải cho phép tham gia đầu tư, xây dựng và vận hành Nhà ga hàng hóa số 2, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh cùng nhóm các hạng mục công trình 4a thuộc dự án thành phần 4 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Trước đó, trong báo cáo về Viettel Post, SSI Research cho rằng việc Viettel Post đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các phân khúc mới này và có thể bắt đầu triển khai các dịch vụ mới này từ năm 2025 trở đi là động thái đi đúng hướng để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới, vì dịch vụ giao hàng nhanh B2C cho thương mại điện tử trong nước hiện đang cạnh tranh khá cao và biên lợi nhuận hạn chế.

Với một loạt những động thái đẩy mạnh đầu tư, cổ phiếu VTP trên sàn chứng khoán đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Mã này hiện đang giao dịch quanh vùng đỉnh và kết phiên 4/2 ở mức 163.000 đồng/cổ phiếu, tăng 19% kể từ đầu năm 2025. Trước đó, trong năm 2024, cổ phiếu VTP đã ghi nhận mức tăng gần 2,4 lần từ 57.210 đồng/cổ phiếu (kết phiên 2/1/2024) lên 136.900 đồng/cổ phiếu (kết phiên 31/1/22024).

Đồng pha tăng với cổ phiếu VTP, các cổ phiếu CTR và VGI cũng tăng lần lượt tăng 41,6% và 255% trong năm 2024.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Lê Cảnh Duy làm Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone

Ông Lê Cảnh Duy sinh năm 1981, hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel) - một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh “đi lùi”, dự kiến phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu thưởng

Năm 2025, PV Gas đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất 74.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.300 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 50% so với năm 2024. Kế hoạch này được xây dựng theo phương án giá dầu 70 USD/thùng.

Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát PV Gas đạt doanh thu cao nhất lịch sử, mỗi ngày thu về khoảng 4 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế gần 89 tỷ đồng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn gần 89 tỷ đồng.

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Chủ tịch Tasco lý giải việc "bắt tay" đối tác Trung Quốc, không chỉ phân phối, Tasco có thể sửa chữa, rửa xe

Theo Chủ tịch Tasco, chiến lược “tích hợp theo chiều dọc” của công ty là phát triển cả “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn”, không chỉ phân phối mà còn tiến tới làm những dịch vụ mà khách hàng sử dụng hàng ngày như sửa chữa, rửa xe...

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD

Sân bay Long Thành và Cao tốc Bình Phước: Hai lần liên danh của Sơn Hải 'dậy sóng' khi trượt thầu vì không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Đại diện Tập đoàn Sơn Hải cho biết, họ "rất ngạc nhiên" với quyết định của chủ đầu tư, nhất là khi các nhà thầu tên tuổi khác như Cienco4, Vinaconex, Đèo Cả hay chính Sơn Hải đều bị loại với lý do "không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật".

Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì? Lai lịch liên danh 5 công ty công nghệ thắng 2 ông lớn VNPT - Viettel tại gói thầu 2.000 tỷ đồng sân bay Long Thành

Một công ty con của Pan Group vay nợ ngân hàng tăng gấp 5,7 lần

Kết thúc năm tài chính 2024, Pan Farm- công ty con của Tập đoàn Pan ghi nhận tổng nợ phải trả hơn 5.883,5 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng tăng đột biến lên 3.962 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm 2023 dù đang có đến 15 chứng chỉ tiền gửi tại BIDV trị

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cần tập trung thu hồi nợ vay, xử lý nợ xấu kéo dài Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp