Nhóm bất động sản chiếm gần 84% tổng nợ xấu thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo FiinRatings, chỉ riêng 43 doanh nghiệp bất động sản này đã có tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chậm trả nợ ở mức 78.900 tỷ đồng, chiếm 83,6% tổng giá trị TPDN của các doanh nghiệp chậm trả nợ...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thống kê của FiinRatings tới ngày 17/3/2023, đã có 69 tổ chức phát hành (TCPH) có một hoặc nhiều hơn lô trái phiếu lưu hành đã không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ với tổng giá trị 94,43 nghìn tỷ VND. Trong đó, bao gồm 4.157,4 tỷ đồng TPDN chậm trả đã đáo hạn từ 2022, chiếm 8,15% giá trị TPDN đang lưu hành.

Tới hết năm 2022, 69 TCPH trên có tổng nợ vay là 233,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị TPDN đang lưu hành ở mức 169,7 nghìn tỷ đồng và phần còn lại 64 nghìn tỷ là vay tín dụng ngân hàng và nợ khác.

Xét về nợ xấu, nhóm bất động sản tuy có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu ở mức 20,17% (xếp sau năng lượng) nhưng lại là ngành có quy mô lưu hành lớn nhất, lên tới hơn 396.300 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng giá trị lưu hành.

Nguồn FiinRatings

Nguồn FiinRatings

Còn theo dữ liệu của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) - được tổng hợp từ HNX và SSC, trong tháng 3 đã có 11 đợt phát hành TPDN với tổng giá trị phát hành đạt 26.425 tỷ đồng được ghi nhận. Trong đó, chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là của doanh nghiệp bất động sản.

Các thương vụ phát hành thành công, với giá trị lớn của nhóm bất động sản có thể kể đến như: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Hưng Yên phát hành hơn 9.000 tỷ đồng; CTCP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển đô thị Ngôi sao Phương Nam phát hành gần 4.700 tỷ đồng; Công ty TNHH Kinh doanh nội thất Luxury Living phát hành 4.800 tỷ đồng; CTCP Đầu tư và Kinh Doanh Nam An phát hành 4.700 tỷ đồng; Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Dream City Villas phát hành 2.300 tỷ đồng...

Như vậy, so với giai đoạn trước, hoạt động phát hành TPDN đã có sự tăng trưởng "bằng lần" khi ở 2 tháng đầu năm, tổng giá trị phát hành TPDN mới chỉ đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Ngành năng lượng dù có tỷ lệ nợ xấu cao nhất nhưng chỉ chiếm 0,3% giá trị phát hành

Quay lại câu chuyện chậm trả nợ trái phiếu của doanh nghiệp, theo thống kê của FiinRatings, có tới 65/69 TCPH đã vi phạm nghĩa vụ nợ. Trong khi đó, 4 TCPH còn lại có TPDN đến hạn nhưng đã được tái cơ cấu nợ.

Trong đó, trái phiếu đã ở tình huống chậm trả chiếm 37% tổng giá trị TPDN đang lưu hành của các doanh nghiệp này, ở mức 169,717 nghìn tỷ đồng. Phần trái phiếu còn lại chưa đến hạn thanh toán là 75,286 nghìn tỷ và có kỳ đáo hạn chủ yếu vào năm 2023 (ước tính 30,2 nghìn tỷ) và 2024 (ước tính 21,9 nghìn tỷ).

Đáng chú ý, trong tổng số 69 TCPH chậm trả, có tới 43 TCPH là doanh nghiệp trong ngành bất động sản với tổng giá trị TPDN chậm trả nợ ở mức 78,9 nghìn tỷ VND, chiếm 83,6% với tổng giá TPDN của các doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu.

Ngành năng lượng mặc dù có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu ở mức cao nhất, lên tới 63,1% nhưng ở quy mô rất nhỏ và có tính tập trung vào một số ít doanh nghiệp, chiếm 0,3% tổng giá trị trái phiếu lưu hành.

Như trên, đáng quan ngại nhất là nợ xấu trái phiếu ở ngành bất động sản. Dù tỷ lệ nợ xấu trái phiếu hiện ở mức 20,17%, song bất động sản lại là ngành có quy mô lưu hành lớn nhất ở mức 396,3 nghìn tỷ, chiếm 33,8% tổng giá trị lưu hành. Thực tế, trong tổng số 69 TCPH chậm trả nợ TPDN thì số các doanh nghiệp trong ngành bất động sản chiếm tới 62,3%.

Nguồn FiinRatings

Nguồn FiinRatings

Nhóm nghiên cứu của FiinRatings nhận định, điểm chung của các tổ chức phát hành trái phiếu bất động sản chậm trả nợ là: đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp này đã tăng gấp 9,5 lần so với thời điểm cuối năm 2017.

Theo đó, tính từ năm 2017 đến năm 2021, tài sản hữu hình (thường là tài sản sinh lời) của các công ty bất động sản chỉ tăng 32% trong khi khoản phải thu (thường đến từ hợp đồng cho vay các bên liên quan) và khoản đầu tư dài hạn (thường vào các công ty con và liên kết) lại tăng gấp hơn 4 lần. Và vì dòng tiền không được tập trung đầu tư vào tài sản sinh lời nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính không tăng trưởng tương xứng với nợ vay.

Hoạt động mua lại tiếp tục được đẩy mạnh

Theo báo cáo VBMA, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn trong tháng 3/2023 là gần 14.300 tỷ đồng, tăng 137% so với tháng trước và tăng 64% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, xây dựng và hàng tiêu dùng là 2 nhóm ngành ghi nhận giá trị mua lại lớn nhất trong tháng, lần lượt đạt 5.000 tỷ đồng (chiếm 35% tổng giá trị mua lại) và 3.400 tỷ đồng (chiếm 24% tổng giá trị mua lại).

Đồng thời, lũy kế tới hết tháng 3, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại đạt hơn 29.860 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá trị trái phiếu mua lại trước hạn trong khoảng 1 năm qua. Nguồn: VBMA

Giá trị trái phiếu mua lại trước hạn trong khoảng 1 năm qua. Nguồn: VBMA

Bên cạnh đó, theo VBMA, tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong tháng 4/2023 là 14.540 tỷ đồng. Trong đó, bất động sản và ngân hàng là hai nhóm ngành có giá trị đến hạn lớn nhất, lần lượt là 4.500 tỷ đồng và 5.300 tỷ đồng, chiếm 31% và 36% giá trị đến hạn.

Gần nhất, trong tuần 3/4-9/4, một số doanh nghiệp có lượng trái phiếu đáo hạn lớn là: Ngân hàng VPBank (1.150 tỷ đồng), Công ty TNHH Du lịch sinh thái Cồn Bắp (500 tỷ đồng), CTCP APEC (190 tỷ đồng), Khải Hoàn Land (300 tỷ đồng), Tập đoàn Tiến Phước (200 tỷ đồng)…

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE