Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh trong quý 2

Theo VNDirect, tính đến ngày 5/3/2023 đã có 46 doanh nghiệp đang chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), chiếm 12% dư nợ toàn hệ thống.

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh trong quý 2

Đây là thông tin được đề cập tại Báo cáo cập nhật thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mới được CTCP Chứng khoán VNDirect công bố.

Theo ước tính của VNDirect, trong năm 2023, giá trị đáo hạn TPDN vào khoảng 252 nghìn tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng quý 1/2023 sẽ có khoảng 31 nghìn tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý 2 và quý 3 với giá trị lần lượt khoảng 76,5 nghìn tỷ đồng, tăng 120% so với cùng kỳ và 83 nghìn tỷ đồng, tăng 39%. Sau giai đoạn thách thức này, lượng TPDN đáo hạn sẽ giảm về mức 61 nghìn tỷ đồng, tăng 14% trong quý cuối cùng của 2023.

Xét theo ngành nghề, doanh nghiệp Bất động sản tiếp tục là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm 2023, tương đương với 107,7 nghìn tỷ đồng (tăng 76,2% cùng kỳ).

Tiếp đó là nhóm Tài chính – Ngân hàng với 31% tỷ trọng giá trị đáo hạn, tương đương 77,6 nghìn tỷ đồng (tăng 24% cùng kỳ). Các ngành còn lại chiếm khoảng 26% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong 2023, với khoản 66,5 nghìn tỷ đồng (tăng 126%).

2023-03-10-014113-5186.png

Theo VNDirect, tháng 6 và tháng 12 của năm 2023 là hai tháng có khối lượng trái phiếu đáo hạn lớn nhất trong năm với khối lượng lên tới 40 nghìn tỷ đồng/tháng.

Báo cáo nhận định, trong bối cảnh, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn, danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ đang ngày một tăng lên.

Quảng cáo

Theo thông báo của HNX, đến ngày 5/3/2023, đã có khoảng 46 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc TPDN. VNDirect ước tính, tổng dư nợ TPDN của các doanh nghiệp này vào khoảng 121,1 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 12% dư nợ TPDN toàn thị trường. Trong đó, riêng nhóm các doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán đã chiếm 10% dư nợ toàn hệ thống.

Cụ thể, có khoảng gần 38,5 nghìn tỷ đồng TPDN của các doanh nghiệp trong danh sách sẽ đáo hạn trong năm 2023, chiếm khoảng 15% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cả năm.

Chỉ có 02 doanh nghiệp phát hành thành công trái phiếu trong tháng 2

Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, trong tuần từ 27/2 đến 3/3, đã không có bất cứ đợt phát hành TPDN nào được ghi nhận.

Như vậy, trong tháng 2, chỉ có 2 doanh nghiệp với 3 đợt phát hành TPDN thành công, tổng trị giá 2.000 tỷ được ghi nhận. Đó là một đợt phát hành riêng lẻ trị giá 500 tỷ đồng của CTCP Đầu tư Bất động sản Sơn Kim và hai đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.500 tỷ đồng của CTCP Tập đoàn Masan. Đây đều là các đợt phát hành có lãi suất thả nổi, với kỳ hạn từ 2,5 - 5 năm.

Tại thời điểm công bố, CTCP Tập đoàn Masan cũng là một trong hai doanh nghiệp tiếp tục có kế hoạch phát hành TPDN trong năm 2023 với phương án chào bán ra công chúng 4.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm. Trong đó, đợt 1 còn 500 tỷ đồng sẽ tiếp tục được chào bán trong tháng 3 này, có kỳ hạn 60 tháng với mức lãi suất thả nổi là lãi suất tham chiếu + 4,1%/năm.

Doanh nghiệp thứ 2 là CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) với phương án chào bán riêng lẻ 410 tỷ trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, không kèm theo chứng quyền, có kỳ hạn 1 năm với mức lãi suất phát hành là 10,15%/năm.

Trước đó, vào cuối tháng 2, HNX đã công bố danh sách các tổ chức phát hành chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu với 54 doanh nghiệp.

Trong đó, có tới 34 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản - xây dựng, tiêu biểu như CTCP Tập đoàn Địa ốc Nova (Novaland), Hải Phát, Bất động sản Hà An (công ty con thuộc Đất Xanh), Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Đầu tư LDG, Tập đoàn Danh Khôi, Hưng Thịnh, Gotec Land, DRH Holdings,...

Bên cạnh đó, còn có nhiều doanh nghiệp chậm trả lãi, gốc trái phiếu kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng như BCG Energy, Điện gió Trung Nam Đak Lak 1, Điện mặt trời Trung Nam,...

Hay một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như Anh ngữ Apax, Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, Chứng khoán Tân Việt, TDG Global, Quốc tế Sơn Hà, Tập đoàn Thái Tuấn, Công nghệ An Phát,...

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và Quốc tế

Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Tín dụng xanh bứt tốc, nhưng cần khung pháp lý để đi xa

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xanh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về thể chế, nhận thức và nguồn lực.

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

PVConnect OIL - “Trợ lý số” đắc lực dành riêng cho cửa hàng xăng dầu

Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực – và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVcomBank và những dấu ấn ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh