Nhiễu không đáng kể từ hoạt động cơ cấu ETF ngoại

Nếu xem việc HPG tăng mạnh phiên hôm nay chủ yếu từ diễn biến mua vào của các ETF ngoại thì việc có những cổ phiếu chịu áp lực giảm cũng cần phải xuất hiện, đó là các trường hợp của VRE, MSN, VIC. Dù vậy, VN-Index và VN30 nhìn chung đã không nhiễu quá đán

Hoạt động cơ cấu của các ETFs ngoại có những tác động nhất định tới thị trường. Tuy nhiên, với kết quả chỉ mất 2,84 điểm thì rõ ràng hiệu ứng ETFs đã được chuẩn bị khá tốt. VN-Index chốt phiên tại 1.052,48 điểm (-0,27%).

Các mã VRE (-6,1%), MSN (-4,8%), VIC (-3,6%), VHM (-2,8%) cho đến trước phiên ATC hầu như đều giảm không đáng kể. Chỉ khi khối ngoại bán giảm tỷ trọng phiên này mới có sự chênh lệch so với các biến động trước đó.

Theo thống kê, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VRE (-109 tỷ đồng), MSN (-85 tỷ đồng), VNM (73,1 tỷ đồng), VIC (-58,54 tỷ đồng).

Dù vậy, tính chung lại cả phiên, khối ngoại vẫn mua ròng 257 tỷ đồng. Các cổ phiếu được khối ngoại giải ngân mạnh nhất là HPG (+5,43%), SSI (+1,23%), VND (+0,94%), NVL (+1,68%), DIG (+4,4%) đều tăng giá.

Tâm lý đã được chuẩn bị kỹ càng trong gần 2 tuần nên phản ứng của số đông nhà đầu tư trên thị trường là không có đột biến. Sắc xanh còn có chiều hướng cải thiện nhẹ, đạt 42,6% so với 40% mã giảm và 17,4% mã đứng giá tham chiếu.

Hầu như không có mã giảm sâu ở các cổ phiếu Midcap và Penny trong khi đó NKG, IJC, FCN, HSG, OGC chốt phiên tăng trần. Các mã DIG, GEX, KSB khép phiên cũng với biên độ trên 3%.

Thanh khoản vẫn là điểm cộng của thị trường khi khối lượng đạt 881,53 triệu đơn vị, mức cao nhất trong vòng 4 phiên trở lại đây. Giá trị giao dịch của sàn đạt 15.508 tỷ đồng.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng gần như rất ổn định trong biến động. HNX-Index tăng 0,04 điểm lên 212,99 điểm còn UPCoM-Index chỉ giảm 0,4 điểm xuống 72,19 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 1.900 tỷ đồng.

****

Biến động tích cực của Ngân hàng và Thép đang tạo được sức hút tốt với dòng tiền. Giá trị giao dịch của phiên sáng nay đã cải thiện gần 2.500 tỷ đồng so với phiên sáng qua.

Nhóm Thép tới cuối phiên sáng đã chiếm lấy 2 vị trí giao dịch mạnh nhất HOSE với HPG (659 tỷ đồng) và HSG (355 tỷ đồng). Cùng với các mã NKG, TLH, SMC, cả nhóm đã bổ sung thêm cho thị trường một lượng tiền khá lớn. Giá trị giao dịch của HOSE chính là con số nổi bật nhất và đang quan tâm nhất, đạt hơn 8.000 tỷ đồng.

Quảng cáo

So với phiên sáng hôm qua, HOSE đã có thêm gần 2.500 tỷ đồng. Thị trường vẫn sẽ cần thêm sự lan tỏa sang các cổ phiếu Midcap và Penny sau khi Thép và Ngân hàng đã có sự luân chuyển tốt.

Hiện một số mã như HCM, DGC, PVD, HAH, DCM vẫn chưa thể tăng giá do tiền vẫn đang chờ trực những động thái mới.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,37 điểm lên 1.056,69 điểm. Độ rộng vẫn có phần nhỉnh hơn với 41% mã giảm so với 38% mã tăng giá.

vnindex1612b20221216121112.jpg?rt=20221216155636 Diễn biến giao dịch sáng 16/12

HNX-Index cũng chưa có sự bứt phá rõ rệt khi chỉ tăng 0,13 điểm lên 213,08 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 654 tỷ đồng.

****

Rung lắc nhẹ xuất hiện từ đầu phiên nhưng ngay sau đó, VN-Index đang nối lại được đà tăng khá nhanh chóng. Từ sau 9h45, chỉ số đã có được sắc xanh. Dù sao, việc tăng điểm vẫn là chuyển động hợp lý khi thị trường đã vượt qua kỳ đáo hạn phái sinh cùng với sự kiện FED tăng lãi suất theo chiều hướng tích cực.

Nhóm Ngân hàng vẫn có các giao dịch khả quan của VCB (+1,5%), VPB (+1,6%), HDB (+3%) còn các mã GVR (+3,2%), SSI (+1%), KDH (+1,4%), PDR (+2,1%) đều đang tăng khá tốt tại VN30.

Đáng chú ý, nhóm Thép đang có sự trở lại ấn tượng giúp Ngân hàng không đơn độc trong việc dẫn đắt thị trường chung. HPG (+4,4%) đang nổi bật nhất ở VN30 khi đạt quy mô giao dịch hơn 600 tỷ đồng.

Đồng thời, cổ phiếu này cũng kéo được NKG, HSG, TLH tăng trần và lần lượt đạt quy mô trên 150 tỷ đồng và 300 tỷ đồng. Các mã POM, TNS, SMC hiện cũng đang tăng trên 5%.

Một số cổ phiếu thuộc nhóm Midcap và Penny cũng đang hưởng lợi từ sự xuất hiện của Thép. Các mã FCN, HVN, LCG, HHV hiện đang nhen nhóm hút tiền.

VN-Index tính đến 10h30 đang tăng lên 1.063 điểm. HNX-Index cũng đang tăng lên 214 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế

Nhận chuyển giao CBBank: Phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược dài hạn của Vietcombank?

Quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank cho Vietcombank không chỉ là cú hích trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, mà còn là phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Vietcombank.

Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 49,5% Vietcombank dự kiến dùng 22.770 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý I/2025, vượt xa cùng kỳ năm trước, phản ánh những nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86%

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Lần đầu tiên về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có khả năng tiếp cận quyền sở hữu 100% đối với một giấy phép ngân hàng — trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ năm 2017.

Một ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng tới 131% Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt