Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 cho thấy nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh, trong đó, không loại trừ cả những “ông lớn” như BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB,…

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính đã công bố của 27 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, hầu hết các nhà băng đều ghi nhận nợ có khả năng mất vốn (nợ xấy nhóm 5) tăng lên trong năm 2024, trong đó, một số nhà băng tăng có nợ nhóm 5 tăng “bằng lần”.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2024, nợ có khả năng mất vốn của 27 ngân hàng là hơn 131 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 39.500 tỷ so với năm 2023, tương đương tăng 43%.

Trong khi đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm hơn 6.400 tỷ xuống 53.526 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) giảm hơn 1.800 tỷ xuống gần 43.800 tỷ đồng. Như vậy, có thể một phần lớn nợ nhóm 3, nhóm 4 đã chuyển xuống thành nhóm 5.

Ngân hàng có nợ nhóm 5 nhiều nhất xét về quy mô tuyệt đối là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với số dư tới 19.801 tỷ đồng, tăng mạnh tới 52% trong năm qua. BIDV cũng là ngân hàng có số dư nợ xấu cao nhất hệ thống, lên tới hơn 29 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, vì là nhà băng có quy mô lớn nhất Việt Nam, thực tế nợ xấu chỉ chiếm 1,41% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng, vẫn nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng có quy mô nợ xấu có khả năng mất vốn (xét theo giá trị tuyệt đối) cao thứ 2, với 13.832 tỷ đồng, tăng 47,5% so với năm 2023.

Tổng nợ xấu của Vietinbank tại thời điểm kết thúc năm 2024 là 21.473 tỷ đồng, tăng 29%. Tương tự như BIDV, tuy số dư nợ xấu cao nhưng vì là ngân hàng có quy mô lớn, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank chỉ ở mức 1,25%, nằm trong nhóm 5 ngân hàng thấp nhất.

Trong khi đó, NCB là ngân hàng nhỏ nhưng có quy mô nợ xấu nhóm 5 lớn thứ 3 ngành, lên tới 13.188 tỷ đồng. Được biết, NCB đang thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2023-2025, định hướng 2030 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng có quy mô nợ xấu có khả năng mất vốn lớn thứ 4, ở mức 10.292 tỷ đồng. Đây cũng là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu (74%). Giống như BIDV và VietinBank, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của Vietcombank cũng thường thuộc nhóm thấp nhất. Thậm chí cuối năm 2024, Vietcombank là ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Quảng cáo

Đáng chú ý, dữ liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng của nợ có khả năng mất vốn đang cao hơn đáng kể so với tăng trưởng cho vay khách hàng của 27 ngân hàng (tăng 18% trong năm 2024). Theo đó, tỷ trọng của nợ nhóm 5 trong tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng, từ 0,91% (năm 2023) lên 1,11% (năm 2024).

Nhiều ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn tăng “bằng lần” như VIB, NamAbank, LPBank, ABBank. Cụ thể, nợ có khả năng mất vốn ở VIB tăng gần 3 lần so với năm 2023 lên 6.397 tỷ đồng.

Ngoài ra, dữ liệu tài chính được công bố cũng cho thấy hàng loạt ngân hàng chứng kiến nợ nhóm 5 tăng hơn 50% còn có MB, Sacombank, ACB, MSB, OCB,...

Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng trong năm 2025

Trong báo cáo về ngành ngân hàng công bố mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng chưa tạo “đỉnh” dù xu hướng tăng của nợ nhóm 2 đã kết thúc từ quý 2/2023 do nợ xấu còn tiềm ẩn từ các khoản nợ được tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Theo dõi lại diễn biến các nhóm nợ trong giai đoạn trước Covid, VDSC nhận thấy xu hướng tăng của nợ xấu (nhóm 3-5) thường kết thúc sau xu hướng tăng của nợ nhóm 2 từ 1 - 2 quý, do tính chất phản ánh trước các khó khăn/cải thiện về dòng tiền của khách hàng của nhóm nợ này.

Tuy nhiên, kể từ 2020 tới nay, các thông tư về tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đang khiến xu hướng của nợ nhóm 2 có ít tính dự báo đối với xu hướng nợ xấu do nhiều khoản nợ xấu tiềm ẩn nằm trong nợ nhóm 1 do được giữ nguyên nhóm nợ. Vì vậy, đỉnh nợ xấu chỉ thực sự có thể đánh giá khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn được bộc lộ hết do không còn được giữ nguyên nhóm nợ, như trong giai đoạn quý 3/2022 tới quý 1/2023.

Cụ thể, dư nợ tái cơ cấu theo TT 02 tính đến cuối tháng 8/2024 còn khoảng 126 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu của SBV, VDSC ước tính nợ xấu tiềm ẩn (gồm nợ tái cơ cấu, nợ VAMC chưa xử lý, trái phiếu doanh nghiệp đã gia hạn thời gian trả nợ) cuối quý 3/2024 (không bao gồm 3 ngân hàng 0 đồng và 2 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt) xấp xỉ khoảng 70% nợ xấu nội bảng toàn hệ thống, và lo ngại rằng một phần dư nợ này có thể bị chuyển thành nợ xấu trong năm 2025.

Dù vậy, nhóm phân tích cho rằng, nợ xấu tăng sau khi TT02 hết hiệu lực không ảnh hưởng nhiều tới khả năng kiểm soát nợ xấu nội bảng do đã được trích lập dự phòng cụ thể bổ sung tương đối đầy đủ. Trong danh mục 10 ngân hàng mà VDSC theo dõi, dư nợ tái cơ cấu đã giảm dần và ổn định quanh 40 nghìn tỷ đồng trong 4 quý trở lại đây. Ngoại trừ VPBank, hầu hết các ngân hàng trong danh sách này đã trích lập dự phòng bổ sung thận trọng, đặc biệt ở nhóm ngân hàng quốc doanh.

"Chúng tôi ước tính tỷ lệ trích lập dự phòng/ dư nợ tái cơ cấu ở mức trên 50%. Do đó, việc TT 02 hết hiệu lực sẽ ảnh hưởng tới nợ xấu nội bảng của số ít ngân hàng tư trong 2025", VDSC đánh giá.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 53/2024/TT-NHNN cho phép các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 được tái cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ cho đến hết năm 2026. Theo NHNN, dư nợ chịu ảnh hưởng của bão số 3 tới tháng 11/2024 là khoảng 192 nghìn tỷ đồng. Do đó, VDSC cho rằng áp lực tăng nợ xấu sẽ được giảm thiểu khi TT 02 hết hiệu lực.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Sáng ngày 24/4, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - mã: PGB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 để thảo luận loạt vấn đề quan trọng, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17% Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa

Xuyên suốt hơn 3 thập kỷ xây dựng và phát triển, SHB luôn tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng hành cùng đất nước và người dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng có mặt khi Tổ quốc cần, vững bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18% SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36% ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến

ĐHĐCĐ TPBank: Tăng CASA, giảm chi phí vốn để cải thiện NIM

Sáng nay (24/4), TPBank tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận và thông qua một loạt các vấn đề quan trọng, bao gồm: Kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và nhiều nội dung khác.

TPBank lên kế hoạch lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4% TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng trong quý I/2025 PYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn khỏi TPBank

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.

Techcombank ba năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” tại giải thưởng The Asset Digital Awards Techcombank chi hơn 1.000 tỷ lập công ty bảo hiểm nhân thọ

BAC A BANK thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 12.350 tỷ đồng - thành công đến từ nền tảng vững chắc

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 tại Nghệ An với sự tham dự của các cổ đông, đại diện Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành và đại diện CBNV BAC A BANK.

Bac A Bank đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn năm 2025, mục tiêu tăng vốn lên 12.351 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến

Chiều 22/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, kế hoạch tăng vốn điều lệ,...

Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18% SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

ĐHĐCĐ OCB: Muốn sở hữu một công ty chứng khoán

Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB (mã OCB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thông qua một loạt các nội dung quan trọng như kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch kinh doanh năm 2025, tăng vốn điều lệ, bầu Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới,...

Hai con gái của Chủ tịch OCB muốn bán 3,86% vốn ngân hàng Con gái Chủ tịch OCB vừa bán ra 45 triệu cổ phiếu OCB lên kế hoạch lợi nhuận tăng 33%, lần đầu chia cổ tức bằng tiền

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay

Chuyên gia nhận định diễn biến tỷ giá trong thời gian tới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hai yếu tố chính bao gồm cung – cầu ngoại tệ, đặc biệt là các dòng vốn FDI, cán cân thương mại và kiều hối và xu hướng vận động của đồng USD trên thị trường quốc tế, thể hiện qua chỉ số DXY.

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ UOB: Tỷ giá VND tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn “Tỷ giá sẽ diễn biến tích cực hơn”

Lợi nhuận của LPBank tăng trưởng 10,2%

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC