Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 20/1/2025, đề ra các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025.

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chỉ thị này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ điều hành nền kinh tế, cùng với định hướng của Ban Cán sự đảng NHNN tại Nghị quyết số 455-NQ/BCSĐ.

Theo đó, NHNN sẽ tập trung vào các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục rà soát, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Chính sách tiền tệ sẽ được điều hành một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế khác góp phần ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng với đó, việc điều hành tín dụng sẽ được thực hiện một cách phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Tiếp tục đổi mới công tác điều hành tăng trưởng tín dụng. Dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

NHNN cũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thị trường ngoại hối nhằm ổn định thị trường, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời, các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng sẽ được nghiên cứu, đề xuất để phù hợp với bối cảnh mới.

Quảng cáo

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trên tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu của Đề án; chỉ đạo các TCTD triển khai nghiêm túc, hiệu quả Đề án đã được phê duyệt. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại và thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém.

Song song, NHNN sẽ triển khai Kế hoạch hành động quốc gia nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Song song với đó, các mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 sẽ được đẩy mạnh, cùng với Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, nhằm hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch.

Trong năm 2025, NHNN cũng sẽ quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm tối đa thủ tục, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và người dân, qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia. Cùng với đó, việc giám sát và triển khai hiệu quả các chiến lược phát triển ngành Ngân hang Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình, Kế hoạch, Đề án đã ban hành; tổ chức sơ kết việc thực hiện 02 Chiến lược.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng là một trong những trọng tâm mà NHNN đặt ra trong năm 2025. Tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng sẽ được rà soát, kiểm soát chi phí nhằm tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý.

Ngoài các định hướng trên, Thống đốc NHNN cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc NHNN trung ương, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng. Nội dung chỉ đạo bao gồm công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của NHNN theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và công tác tổ chức cán bộ; công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, công tác phòng, chống rửa tiền; thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; hoạt động thông tin tín dụng; hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng; công tác phát hành - kho quỹ;…

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Kienlongbank báo lợi nhuận quý IV gấp 4,4 lần cùng kỳ

Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý IV/2024 gấp 4,4 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 351 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng mạnh của mảng tín dụng và tối ưu chi phí hoạt động.

KienlongBank sắp họp bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT Kienlongbank dự kiến chào bán 2.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Ngành ngân hàng 2025: Thách thức cũ và động lực mới Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng

Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng gì vào năm mới?

Khi 2025 đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ là năm bước ngoặt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lãnh đạo ngân hàng từ Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đến MB đã đưa ra những kiến nghị quan trọng, tập trung vào tăng cường vốn điều lệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài chính xanh và hoàn thiện khung pháp lý...

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025