Nhà đầu tư tiếp tục bán mạnh vàng

Đồng USD tăng giá so với loạt tiền tệ lớn khác, chính vì vậy giá vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá vàng chịu sức ép bởi đồng USD mạnh và lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ cao, cùng lúc đó kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất vào tuần sau không khỏi khiến cho nhà đầu tư ngần ngại khi bước vào thị trường.

Đóng cửa phiên, giá vàng giao ngay trên thị trường New York hạ 0,45% xuống 1.649,15USD/ounce. Giá vàng giao hợp đồng tương lai giảm 0,17% xuống còn 1.653,5USD/ounce.

Đồng USD tăng giá so với loạt tiền tệ lớn khác, chính vì vậy giá vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tuy nhiên giao dịch ở gần mức đỉnh gần đây.

Chuyên gia phân tích cao cấp tại OANDA, ông Edward Moya, nhận xét: “Thị trường hiện vẫn đang trong trạng thái chời đợi. Trong ngắn hạn, bối cảnh thị trường sẽ có thể hỗ trợ cho giá vàng”.

Tuy nhiên, lạm phát là vấn đề khó xử lý nhất. Fed nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục với các đợt nâng lãi suất trước khi phát thông điệp về sự chuyển hướng chính sách.

Thị trường hiện đang dự báo về khả năng Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tháng 11/2022, tuy nhiên giờ đây đang giảm đi dự báo về khả năng sẽ có đợt điều chỉnh lãi suất tương tự vào tháng 12/2022 khi mà các thông tin mới nhất cho thấy rằng quan chức của Fed sẽ tranh cãi về quy mô của đợt nâng lãi suất trong tương lai.

Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy các hoạt động kinh doanh tại Mỹ tháng 10/2022 giảm đến 4 tháng liên tiếp, đây là bằng chứng mới nhất cho thấy kinh tế hạ nhiệt trong bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng cao.

“Giá vàng sẽ có thể tăng lên mức ước khoảng 2.250USD/ounce trong trường hợp kinh tế suy thoái. Nhưng giá vàng cũng có thể sẽ hạ xuống mức 1.500USD/ounce nếu Fed trở nên siêu cứng rắn với chính sách tiền tệ”, Goldman Sachs viết trong nghiên cứu mới công bố.

Vàng hiện là tài sản rất nhạy cảm với việc lãi suất tăng cao bởi kịch bản này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, loại tài sản vốn không mang lại lợi suất.

Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty chứng khoán TD Securities, ông Bart Melek, nhận xét: “Thị trường dường như vẫn lo lắng về khả năng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Chúng ta sẽ chứng kiến lãi suất lên mạnh và khả năng sẽ không có sự chuyển hướng chính sách tiền tệ quan trọng”.

Một số quan chức thuộc Fed đã tái khẳng định lại cam kết của ngân hàng trung ương Mỹ trong việc nâng lãi suất mạnh tay nhằm kiềm chế lạm phát leo thang, thị trường đang dự báo nhiều hơn về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tháng 11/2022.

Dù rằng vàng được coi như công cụ ngừa lạm phát, lãi suất leo thang làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không mang lại lợi suất này.

Chuyên gia phân tích thị trường tại City Index, ông Fawad Razaqzada, nhận xét: “Việc giá vàng giảm xuống dưới mức thấp 1.615USD/ounce dường như sẽ dễ xảy ra. Ngưỡng 1.600 là ngưỡng tiếp theo của các chuyên gia dự báo”.

Đồng USD tăng giá khiến cho vàng trở nên đắt đỏ với các nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, trong khi đó lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm lên mức cao nhất tính từ năm 2008.

“Mối tương quan 3 tháng của vàng với nhiều loại tài sản khác đã mạnh lên, đặc biệt với S&P 500, bitcoin, dầu Brent hay chỉ số VIX”, ngân hàng Standard Chartered nhấn mạnh trong nghiên cứu vào ngày thứ Ba.

“Tình hình đang ngày một khó khăn đối với vàng. Thị trường không hề dễ chịu với sự mạnh lên của đồng USD. Mọi chuyện trở nên khó khăn hơn khi mà đồng yên ở ngưỡng thấp hơn cả thời kỳ khủng hoảng châu Á và đồng bảng Anh cũng đang đương đầu với quá nhiều rủi ro mất ổn định”, chuyên gia phân tích cao cấp tại OANDA – ông Edward Moya nói với Kitco News.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã từng sát cánh hợp tác cùng nhau chống lạm phát. Nhưng đến nay, họ bắt đầu có xu hướng phân tán. Trong khi các cơ quan hoạch định chính sách ở châu Âu trở nên ôn hòa hơn thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn thận trọng về việc cắt giảm quá sớm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE