Nhà đầu tư nước ngoài nối mạch bán ròng, VN-Index giảm phiên thứ 5 liên tiếp

Nhóm Bluechips đều nằm trong top bán ròng của khối ngoại đã khiến VN-Index có phiên giảm điểm thứ 5.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tác động vào chỉ số VN-Index, nhóm Vingroup và Ngân hàng là những nguyên nhân chính trong sáng nay. Tuy nhiên, đến phiên chiều, biên độ của các cổ phiếu này đã được thu hẹp lại. VHM (-0,2%), VIC (-0,8%) đều chỉ còn giảm dưới 1% trong khi VRE (-2,83%) cũng không đóng cửa ở mức thấp nhất phiên.

MSN trở thành "tội đồ" vào cuối phiên chiều.

MSN trở thành "tội đồ" vào cuối phiên chiều.

Các cổ phiếu ngân hàng như BID (-0,8%), TCB (-0,9%), VCB (-0,7%) không có thêm những cú đạp vào thị trường. Cho đến trước phiên ATC, VN-Index đã có chút thành công trong việc thu hẹp thiệt hại.

Tuy nhiên, MSN (-7%), GAS (-2,35%) lại vượt mặt các cổ phiếu khác về ảnh hưởng, trong đó MSN thậm chí còn giảm sàn cuối phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index giảm 18,31 điểm (-1,76%) xuống 1.021,25 điểm. Giá trị giao dịch đạt 9.329 tỷ đồng.

Trong nhóm bán ròng của khối ngoại, MSN (-27,3 tỷ đồng) cũng là cổ phiếu bị rút tiền. Nhiều cổ phiếu và chứng chỉ ETF như FUEVFVND (-3,02%), SSI (-3,95%), STB (-2,88%), DXG (-5,22%), VND (-4,3%), NVL (-5,7%), HPG (-3,37%) đều đóng cửa giảm khá mạnh.

Giá trị mua ròng lũy kế xuống dưới 4.000 tỷ đồng.

Giá trị mua ròng lũy kế xuống dưới 4.000 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, khối ngoại đã rút ròng gần 660 tỷ đồng trên HOSE lẫn toàn thị trường chung.

Tính cả phiên hôm nay, khối ngoại cũng đã có liên tiếp 9 phiên bán ra và VN-Index cũng đã giảm phiên thứ 5 liên tiếp.

Trả lời với chúng tôi, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty chứng khoán DSC, khối ngoại rút tiền chủ yếu do việc thị trường thế giới diễn biến không tốt, với kỳ vọng của thị trường rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục quá trình tăng lãi suất. Hiện Dollar Index đã phục hồi trong 2 tuần qua và lên ngưỡng sát vùng 105.

Về quan điểm thị trường thế giới và đồng Dollar, ông Huy cho rằng sẽ thiết lập trạng thái đi ngang trong trung hạn 3-6 tháng tới. Thời điểm hiện tại diễn biến xấu nhưng không quá đáng ngại.

Với thị trường chung, việc các cổ phiếu lớn điều chỉnh vẫn gây ra tổn thất với nhiều cổ phiếu. Độ rộng sàn vẫn có hơn 70% mã giảm với nhiều cổ phiếu như HAG, HSG, DXG, DGW giảm trên 5%. Các mã IJC, ANV đóng phiên còn trong trạng thái giảm sàn.

Các chỉ số còn lại của thị trường đều đóng phiên giảm trên 1%. HNX-Index giảm 1,95% còn UPCoM-Index giảm 1,15%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.300 tỷ đồng.

Theo Lao động và Công đoàn

Đọc tiếp

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

Mặc dù kỳ số liệu CPI tháng 4 của Mỹ và đáo hạn phái sinh vẫn ở phía trước nhưng thị trường vẫn có những vận động tích lũy khả quan. Sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt là 2 phiên tăng trở lại và còn giúp VN-Index có lần đầu tiên lấy lại mốc 1.250 điểm sau gần 1 tháng.

Ảnh minh họa.

Soi hiệu quả hoạt động và quản trị chi phí của các ngân hàng

Thông thường khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, một số chỉ số sẽ được quan tâm nhiều hơn có thể kể đến ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu), ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập),…

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Bước vào tuần đáo hạn phái sinh và công bố liệu CPI tháng 4 của Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có sự thoái lui về điểm số. Chuỗi phiên giảm trong biên độ hẹp đã bước sang con số 3.

Chat với BizLIVE