[Cổ phiếu nổi bật]

Nghịch lý VNM, "cứu tinh" của thị trường lại đang dò đáy

Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang có tháng giảm giá thứ 4 liên tiếp bất chấp thị trường có nhiều tín hiệu khởi sắc. Đây là diễn biến tương phản hoàn toàn với giai đoạn tháng 10-11/2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nghịch lý "cứu tinh" của thị trường lại đang dò đáy

Giai đoạn thị trường chứng khoán tiêu cực nhất cuối năm ngoái, cổ phiếu VNM đã có liên tiếp nhiều tuần tăng giá để "cứu nguy" cho chỉ số. Tuy nhiên, khi những gì xấu nhất đã đi qua, VN-Index cũng có những dấu hiệu tích cực về xu hướng và thanh khoản thì trái lại, trụ cột VNM lại ở trong hoàn cảnh đối lập.

Tính từ đầu năm 2023 đến thời điểm hiện tại, VNM mới có đúng một tháng tăng giá và đang ở tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Cổ phiếu đã từ bỏ hết các thành quả để lui về sát vùng đáy tháng 10/2022.

Các trạng thái kỹ thuật của VNM đều không thực sự tích cực khi đánh mất hết các đường xu hướng ngắn hạn và dài hạn. Trong khi đó, VN-Index đã chớm trở lại xu hướng tăng ngắn hạn và áp sát đường MA200.

Tỷ lệ các mã có xu hướng dài hạn trên HOSE đang là 44%, cao nhất trong vòng 1 năm trở lại nhưng VNM lại không nằm trong nhóm này.

Để thị trường có thêm động lực chinh phục các ngưỡng kháng cự mạnh trong thời gian tới, chuyển động của VNM sẽ cần phải có sự cải thiện thay vì "sa đà" thêm vào các phiên test đáy. Khi đó, những pha luân chuyển giữa VNM và các trụ như VCB, SAB, VHM mới có cơ sở để giúp thị trường đi tiếp.

Biên lợi nhuận sẽ dần hồi phục

Tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng hơn 10% trong quý 1/2023 theo cả Nielsen và Kanta, trái ngược hầu hết với tăng trưởng doanh thu của các công ty tiêu dùng đang niêm yết.

Sự chênh lệch giữa sell-in và sell-out tại hệ thống phân phối cho thấy áp lực tồn kho có thể đã giảm bớt, tạo nền cho sự bật lại của doanh thu trong các quý tới.

VNM ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 năm 2023 kém khả quan với doanh thu thuần 13.918 tỷ (+0,3%) và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số 1.857 tỷ (-18% so với cùng kỳ).

Theo BVSC, thị phần VNM sụt giảm và doanh thu nội -2,5% - đánh dấu quý giảm thứ 4 liên tiếp trong khi thị trường sữa chung ước tính tăng 3%, theo Nielsen. Công ty cho biết đang chịu nhiều cạnh tranh và thách thức ở ngành hàng Sữa nước và Sữa bột, qua đó tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu cả năm 2023 sẽ phải duy trì tương tự như năm ngoái để hỗ trợ bán hàng và giành lại thị phần trong phần còn lại của năm. Tuy vậy, vẫn có một số ngành hàng nhỏ như sữa hạt ghi nhận tăng trưởng khả quan.

Trong khi đó, VNM ghi nhận biên gộp hợp nhất 38,8% và riêng công ty mẹ 41,4% - hầu như đi ngang so với quý 4/2022. KQKD vẫn đang phản ánh giá nguyên vật liệu cao đã chốt trong năm ngoái và biên lợi nhuận sẽ dần phục hồi từ quý 3/2023 trở đi. Tại đầu tháng 5-2023, giá sữa bột nguyên kem (WMP) đang giao dịch ở mức 3.230 USD/tấn, giảm hơn 30% từ đỉnh ghi nhận trong tháng 3-2022 và cao hơn 8% mức bình quân trong giai đoạn 2018 – 2020.

BVSC dự báo doanh thu thuần 61.061 tỷ (+1,8%) và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số 8.985 tỷ (+5,5%). BVSC tin rằng câu chuyện biên lợi nhuận dần hồi phục trong nửa cuối năm 2023 – 2024 và dự báo lợi nhuận tăng trưởng 10,4% trong 2024.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE