Nếu kỷ nguyên petrodollar "sụp đổ": Đây là 3 ngành của Mỹ chịu "đòn giáng" mạnh nhất

Trong trường hợp kỷ nguyên petrodollar kết thúc, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chịu những tác động mạnh, đặc biệt là đối với vị thế của đồng USD.

Nếu kỷ nguyên petrodollar

Gần đây, các trang mạng xã hội trở nên xôn xao trước thông tin Ả Rập Xê Út quyết định không gia hạn thoả thuận mua bán dầu bằng đầu USD kéo dài hàng thập kỷ với Mỹ.

Nếu thông tin này là thật, thì động thái của Ả Rập  Xê Út dường như đang thể hiện rằng quốc gia dầu mỏ này đang đặt cược lớn vào việc thúc đẩy một thế giới đa cực, loại bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD. Ả Rập Xê Út sẵn sàng bán dầu bằng các đồng tiền tệ khác bao gồm Nhân dân tệ, euro và yên Nhật. 

Trong những năm trở lại đây, một số dấu hiệu cho thấy Ả Rập Xê Út đã cởi mở hơn trong việc chấp nhận các loại tiền tệ khác ngoài đồng USD để thanh toán cho các giao dịch bán dầu. Tờ Wall Street Journal cho biết nước này trong nhiều năm đã đàm phán với Bắc Kinh về việc chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.

Trong bối cảnh chủ đề thế giới đa cực đang ngày càng được thảo luận rộng rãi, nhiều quốc gia hiện đã tích cực bắt đầu hiện thực hoá ý tưởng việc đẩy mạnh quyền lực của đồng nội tệ. Việc Ả Rập Xê Út từ bỏ petrodollar đã tạo động lực cho xu hướng này. 

Nhiều người bình luận trên nền tảng X cho rằng sự sụp đổ của kỷ nguyên petrodollar chắc chắn sẽ “giáng một đòn mạnh” vào vị thế đồng tiền dữ trữ toàn cầu của USD. Chắc chắn, những biến động về tài chính sẽ xảy ra trong thời gian tới. 

Quảng cáo
Trong khi đó, thoả thuận petrodollar kết thúc có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chứng kiến nhu cầu sử dụng đồng USD sụt giảm mạnh trong hoạt động mua bán dầu trên toàn cầu và điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, việc petrodollar “đổ bể” có thể tạo lực đẩy đáng kể cho các lựa chọn thay thế như Nhân dân tệ hay euro, qua đó gây ra mối rủi ro lớn cho vị thế đồng tiền dự trữ hàng đầu của USD. 

Thoả thuận petrodollar không được tiếp tục ký kết sẽ tác động lớn đến ngành năng lượng của Mỹ. Thoả thuận này vốn từ lâu đã hỗ trợ mạnh mẽ các giao dịch mua bán dầu bằng đồng USD. Việc các quốc gia chuyển hướng sang những đồng tiền tệ khác còn khiến giá dầu ở Mỹ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, càng gây căng thẳng cho ngành năng lượng nước này. 

Tài chính sẽ là lĩnh vực tiếp theo có thể chịu ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của petrodollar. Kịch bản này xảy ra sẽ khiến nhu cầu với đồng USD lao dốc, sau đó tỷ giá USD cũng sẽ biến động mạnh trong dài hạn. 

Ngoài ra, nếu đồng USD suy yếu do nhu cầu thấp, giá hàng hoá ở Mỹ sẽ leo thang mạnh. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của ngành thương mại ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời gây thêm áp lực lên khả năng tài chính ở các hộ gia đình nước này. 

Tổng hợp

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Thị trường tăng điểm sau 4 phiên giảm liên tiếp vì quyết định hoãn áp thuế đối ứng, nhà đầu tư nên làm gì?

Nhà đầu tư nên bình quân giá vốn và hạ margin về mức an toàn, sau đó giảm về mức thấp vì giai đoạn 90 ngày tới rất khó đoán định. Nên giải ngân một phần vào các tài sản có thu nhập cố định để giảm rủi ro, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối Khách hàng Tổ

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

Hòa Phát bắt tay với tập đoàn Anh đầu tư dây chuyền đúc, cán thép chất lượng cao, tự tin tham gia làm đường sắt cao tốc

Hòa Phát tự tin sản xuất được các loại thép phục vụ ngành công nghiệp đường sắt, trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Chính phủ, cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới “Bền khỏe trao gió mát” Hòa Phát thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, dừng chia tiền mặt

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp, tinh thần là bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực