Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Và các vấn đề của Boeing khiến các hãng hàng không có quá ít máy bay để mở rộng các đường bay, đáp ứng nhu cầu khi số hành khách đạt kỷ lục. Lượng đặt chỗ lớn không thể bù lại hoàn toàn cho những khó khăn về tài chính.

Trong ngắn hạn, các vấn đề về chi phí của những hãng hàng không không tác động đến giá vé máy bay mà là vấn đề cung cầu, ít nhất trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong dài hạn, những vấn đề của các hãng có thể khiến có ít chặng bay hơn, hành khách có ít lựa chọn hơn và cuối cùng sẽ ít hài lòng hơn với những trải nghiệm khi bay.

Các nhà phân tích trong ngành nhận định các hãng hàng không sẽ báo cáo lợi nhuận giảm khoảng 2 tỷ USD, hay 33%, trong quý II/2024, sau khi lỗ gần 800 triệu USD trong quý I/2024.

Chi phí nhân công và giá nhiên liệu máy bay, hai khoản chi phí lớn nhất của các hãng hàng không, đều tăng mạnh trong năm nay.

Quảng cáo

Các nghiệp đoàn phi công đã đạt được yêu cầu tăng lương ở mức hai con số sau nhiều năm không tăng, trong khi các nghiệp đoàn tiếp viên muốn một mức tăng tương tự.

Giá nhiên liệu máy bay đang tăng do nhu cầu cao hơn trong mùa Hè. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, giá tăng 1,4% trong tuần trước và khoảng 4% trong tháng trước.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tại nhà sản xuất máy bay Boeing cùng với các vấn đề với một số động cơ máy bay của doanh nghiệp đối thủ Airbus gây thêm vấn đề cho các hãng hàng không.

Các hãng hàng không đã phải điều chỉnh những kế hoạch mở rộng đội bay và thay thế các máy bay cũ bằng những máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Trong một số trường hợp, các hãng hàng không đã yêu cầu phi công nghỉ không lương và những hãng hàng không như Southwest Airlines và United Airlines thông báo dừng tuyển dụng nhân viên.

Hiện sự cạnh tranh vẫn lớn. Số chỗ trên các chuyến bay trong tháng này tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ đó, giá vé giảm, điều có lợi cho hành khách nhưng gây sức ép lên lợi nhuận của các hãng hàng không.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục

10 hãng hàng không Hàn Quốc bao gồm hai hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ là Korean Air, Asiana Airlines và tám hãng hàng không giá rẻ như Jeju Air, Jin Air, T'way Air, Air Busan và Air Seoul.

Các hãng hàng không lãi "khủng" quý I/2024 có phải do giá vé tăng cao? Thiếu hụt máy bay, các hãng hàng không trả chi phí “khủng” để đi thuê

Sẽ có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách tài khóa trong thời gian tới, với số tiền đề xuất hỗ trợ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Có hiện tượng các doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng "bình ổn" VietinBank ưu đãi phí tài trợ thương mại cho doanh nghiệp SME

Trung Quốc tối ưu hoá các chính sách để thúc đẩy du lịch

Theo Cục Quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 14,635 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào nước này tại các cửa khẩu trên cả nước, tăng 152,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

HSBC: Khách du lịch Trung Quốc quay lại Việt Nam có thể lên tới 80% Mất nhiều năm để du lịch Trung Quốc ra nước ngoài trở lại như trước đại dịch

Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Hàng không Mỹ và châu Âu trước những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa Ngành hàng không Mỹ dự báo nhu cầu cao nhưng chi phí lớn vào năm 2023

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh

Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Giá sầu riêng cắm đầu giảm 50%, nắm hơn 1.200 ha trồng sầu, bầu Đức ra sao? Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả