Năm 2024, sẽ có khoảng 230.500 doanh nghiệp gia nhập nền kinh tế

Theo Tổng cục Thống kê, dự kiến số lượng gia nhập nền kinh tế trong năm 2024 sẽ ở mức khoảng 230.500 doanh nghiệp.

Năm 2024, sẽ có khoảng 230.500 doanh nghiệp gia nhập nền kinh tế

Tổng cục Thống kê cho biết, số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm nay dự báo tăng 2% so với 2023, đạt khoảng 162.500. Cùng với đó, triển vọng khoảng 68.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 16%. Như vậy, tổng cộng sẽ có thêm 230.500 doanh nghiệp gia nhập nền kinh tế năm 2024.

Dự báo được cơ quan thống kê đưa ra trên cơ sở tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2023 và triển vọng kinh tế toàn cầu lẫn trong nước thời gian tới.

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Các chính sách hỗ trợ được ban hành năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn. Các động lực về đầu tư (đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục tăng. Tuy nhiên, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn, bao gồm xung đột quân sự, kiểm soát lạm phát ở các nước phát triển. Lạm phát có dấu hiệu chậm lại nhưng một số nền kinh tế lớn được dự báo vẫn duy trì thắt chặt tiền tệ.

Do các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam vẫn phục hồi chậm, thiếu bền vững, tăng trưởng thấp trong khi cầu tiêu dùng yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, cùng đó diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực dự báo sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư của Việt Nam.

Vì thế, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự báo vẫn tăng so với năm 2023 nhưng tốc độ thấp hơn đáng kể so với giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), con số này dự kiến khoảng 178.000, tăng 3,5% so với năm 2023; trong đó, bên cạnh các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động thì khoảng 10% thực hiện thủ tục giải thể.

“Mặc dù, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước năm 2023 tiếp tục có tín hiệu phục hồi, tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận các doanh nghiệp hiện nay gặp không ít khó khăn, vướng mắc và đang phải gồng mình chống chịu”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết.

Quảng cáo

Đồng bộ giải pháp thúc đẩy nền kinh tế

Để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, phục hồi và phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024, Tổng cục Thống kê đề xuất, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung thực hiện một số giải pháp

Cụ thể, Tổng cục Thống kê đề nghị Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó, Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng: về đầu tư: bao gồm cả đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trọng tâm là các dự án, công trình giao thông quan trọng, trọng điểm quốc gia; lấy đầu tư công làm vốn mồi thúc đẩy đầu tư tư nhân; đồng thời, huy động hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, nhất là FDI có quy mô lớn, công nghệ cao.

Mặt khác, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số.

Về phía Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân.

Về xuất khẩu, Bộ Công Thương đẩy nhanh đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE, các FTA với Brazil, khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)...; khai thác thị trường Halal để mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng.

Về tiêu dùng, Bộ Công Thương đẩy mạnh thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; khai thác hiệu quả thị trường trong nước, thực hiện kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; đẩy mạnh Cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu trong nước...

Ngoài ra, các bộ, ngành cần tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, không để phát sinh thủ tục, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật mới không cần thiết, không phù hợp, thiếu tính khả thi…

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

THACO lãi hơn 1.000 tỷ đồng nửa đầu năm, quy mô tài sản vượt 187.000 tỷ

Tại thời điểm cuối quý II/2024, tổng tài sản của Tập đoàn Trường Hải đạt 187.197 tỷ đồng, tăng 22.384 tỷ đồng, tương đương 13,6% so với cùng kỳ, chỉ xếp sau Vingroup (722.259 tỷ đồng), Hòa Phát (206.609 tỷ đồng) và gần tương đương với Sovico Group.

Diễn biến mới tại cổ phiếu nông nghiệp Thaco nắm giữ vài chục % nhưng đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này Chủ tịch THACO Trần Bá Dương nói về dự án nông nghiệp tại Lào: “Không có gì dễ, nhưng không có gì không thể làm được”

Nửa đầu năm 2024, Phenikaa Group báo lãi sau thuế hơn 500 tỷ đồng, nợ phải trả trên 6.300 tỷ

Với lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2024 tăng 31,5% so với cùng kỳ, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Phenikaa Group cũng cải thiện lên 5,78%, cùng kỳ ở mức 4,54%.

Đi sau thị trường, cổ phiếu VCS mới trở lại xu hướng tăng dài hạn Cổ phiếu EVF có nguy cơ ra khỏi 2 quỹ ETFs ngoại sau thời gian góp mặt ngắn ngủi

Lợi nhuận Xây dựng Hòa Bình tăng thêm gần 90 tỷ đồng sau soát xét

Lợi nhuận sau thuế của Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đạt gần 830 tỷ đồng sau soát xét, tăng gần 90 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó và hoàn thành gần gấp đôi mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm 2024 chỉ sau 6 tháng.

HBC được “giải cứu” sau thông tin lãnh đạo muốn tăng sở hữu Xây dựng Hòa Bình chốt ngày chuyển hơn 347 triệu cổ phiếu HBC sang giao dịch trên UPCoM

DIC Corp sẽ nộp tiền vi phạm và kiểm điểm theo kết luận thanh tra trước ngày 25/9

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa phát đi thông cáo báo chí liên quan đến kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước.

Huy động 1.500 tỷ từ phát hành riêng lẻ giá 20.000 đồng/cp từ 2 năm trước, DIC Corp vẫn chưa sử dụng hết DIC Corp có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

WinCommerce thực hiện chương trình gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Đặc biệt WinCommerce chú trọng vào thúc đẩy nông sản Việt khi luôn duy trì tỷ lệ hàng nội địa trên 90%. Mới đây doanh nghiệp này cũng công bố tiếp tục đạt lợi nhuận ròng trong tháng 7, tháng thứ hai liên tiếp.

Bán lẻ hồi phục, chuỗi WinMart bắt đầu có lợi nhuận Có lãi từ tháng 6, WinCommerce báo lỗ bán niên 2024 giảm 42% so với cùng kỳ

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và thoái vốn tại DIC Corp

Ngày 27/8, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan đến quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG).

Huy động 1.500 tỷ từ phát hành riêng lẻ giá 20.000 đồng/cp từ 2 năm trước, DIC Corp vẫn chưa sử dụng hết DIC Corp có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

Vingroup đã tất toán hơn 900 triệu USD trái phiếu quốc tế

Chứng khoán Vietcap cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, Vingroup đã tất toán nhiều lô trái phiếu quốc tế có quyền chuyển đổi thành cổ phần tại VIC, VinFast (Nasdaq: VFS) và Vinhomes (mã VHM) với tổng số tiền 906,5 triệu USD.

Khoản vay của VinFast chiếm 77% tổng các khoản Vingroup cho các công ty con vay Vingroup khép lại tham vọng với chuỗi bán lẻ dược phẩm VinFa

KIDO thâu tóm hơn 75% cổ phần Hùng Vương Plaza sau 3 giao dịch

Trong tháng 8/2024, KIDO đã lần lượt mua vào 39,41%; 18,64% và 17,34 cổ phần của công ty chủ quản trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên hơn 75%.

Liên doanh thực phẩm và đồ uống 400 tỷ đồng giữa Vinamilk và Kido giải thể VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH, mua thêm cổ phần KDC để thành cổ đông lớn KIDO