Một loạt cổ phiếu lớn được giải cứu, VN-Index xóa hết thiệt hại từ cú đạp về 1.100 điểm

VN-Index còn bị đạp tiếp về 1.100 điểm trong chiều nay rồi mới xuất hiện những nỗ lực giải cứu của cổ phiếu lớn. Chỉ số đã bật lên để xóa hết sạch những thiệt hại từ đầu phiên và ghi nhận mức thanh khoản cao nhất trong vòng 5 phiên trở lại.

Có quá nhiều cảm xúc trong phiên hôm nay. Từ phiên sáng cho đến 13h40 là những cảm xúc thất vọng khi chỉ số đã có nhiều phiên có tiền bắt đáy tham gia những vẫn chỉ cắm đầu đi xuống. Mức thấp nhất của VN-Index chính vào thời điểm 13h40 là 1.099 điểm, tương đương với việc giảm tới 28,5% từ đỉnh thời đại từng ghi nhận vào đầu năm nay.

Tuy nhiên, thay vì có những động thái tháo chạy trong 30 phút cuối, các cổ phiếu lớn hôm nay lại thay đổi hoàn toàn kịch bản. Một loạt mã cùng có tiền vào giải cứu để chạy nước rút trong khoảng thời gian này. Các mã GAS (+4,8%), STB (+4,6%), FPT (+4,5%), VRE (+2,9%), CTG (+2,7%), SSI (+2,6%) đã đồng loạt tăng tốc.

Nhóm cổ phiếu Midcap và Penny chỉ chờ những động thái này là xuất hiện ngay những gương mặt hồi phục mạnh như DGC (+6,9%), HAG (+6,85%), HDC (+6,9%), DPM (+4%), PVD (+5,32%), KBC (+5,26%), GEX (+4,4%), TCH (+4,15%), VHC (+6,13%), VIX (+5,4%)…

Với những biến động hoàn trái chiều này, thanh khoản của HOSE đã lên cao nhất trong vòng 5 phiên trở lại đây, đạt 17.135 tỷ đồng trong đó giao dịch thỏa thuận lên tới 4.098 tỷ đồng, riêng EIB xuất hiện giao dịch trao tay tới hơn 2.700 tỷ đồng.

Mức giá được các bên sang tay nhau cổ phiếu EIB là kịch trần 39.300 tỷ đồng hoàn toàn trái ngược với việc thị giá cổ phiếu này giảm sàn về 34.200 đồng/cổ phiếu.

Chỉ số VN-Index đã chốt phiên trong sắc xanh, tăng 6,04 điểm lên 1.132 điểm (+0,54%). Độ rộng được mở rộng ra ở sắc xanh với 36,29%.

Với 2 chỉ số còn lại, việc bắt nhịp hồi phục cũng diễn ra khẩn trương nhưng chỉ có HNX-Index kịp quay lại với sắc xanh, tăng 0,34% lên 250,25 điểm. UPCoM-Index trong khi đó đóng cửa sát tham chiếu, giảm 0,31% lên 84,96 điểm. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

****

Bên mua bắt đáy chủ động xét cho cùng vẫn không thể so sánh với những lệnh mua được kê sẵn ở vùng giá thấp. Sự kiên nhẫn và có sẵn tiền đang là những lợi thế của nhóm này nên chỉ cần có sự hoảng loạn bán tháo thì giao dịch sẽ được thực hiện.

Và với việc VN-Index xuyên thủng 1.110 cuối phiên sáng thì những lệnh kê mua đã được khớp khá nhiều. Giá trị giao dịch của HOSE đã đạt 5.853 tỷ đồng, gần bằng mức bình quân 1 tháng.

Những cổ phiếu tạo điều kiện nhất cho người mua có được giá chiết khấu sau đến từ hàng loạt nhóm ngành có tính thị trường là Bất động sản, Cảng biển, Chứng khoán, Thép, Bán lẻ như VCG (-6,94%), HAH (-6,9%), NKG (-5,2%), NLG (5,6%), PNJ (-5,6%), DGW (-5,05%)… Những cổ phiếu có tính phòng thủ như Năng lượng, Tiện ích, Bảo hiểm như BWE (-2,44%), NT2 (-4,17%), REE (-0,67%), BVH (-0,75%)… chỉ tránh được việc giảm sâu nhưng cũng không thể né được sắc đỏ.

Quảng cáo

Tổng cộng, toàn HOSE có hơn 83% mã giảm. Chỉ số đang giảm 17,34 điểm xuống 1.108,73 điểm, tiếp tục là mức đáy mới kể từ đầu năm 2022.

Trong khi đó, biên độ HNX-Index đang giảm 2,18% xuống 243,98 điểm. Giá trị giao dịch của sàn đang là 522 tỷ đồng.

*****

Lo ngại về suy thoái kinh tế tiếp tục khiến chứng khoán Mỹ đêm qua giảm điểm trở lại, qua đó chưa giúp cho thị trường xác nhận được đáy. Thị trường Việt Nam cũng vẫn phải dò đáy vào lúc này.

Việc kỳ vọng VN-Index có thể tạo đáy sớm hơn cả Dow Jones thực tế là vẫn có nhưng phải đòi hỏi có dòng tiền cũng như bản lĩnh của nhà tư trong nước. Tuy nhiên, hiện đây là điều rất khó có thể xảy ra khi thanh khoản vẫn thấp với lực cầu tham gia rất dè dặt.

Thanh khoản của HOSE cho tới 10h30 có cải thiện so với cùng thời điểm sáng hôm qua, đạt gần 3.300 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với mức bình quân 1 tháng trở lại thì vẫn đang thấp hơn.

Chỉ số chứng khoán VN-Index đang phải đối diện với 3 nhịp giật về quanh 1.115 điểm. Và tiền đang chủ yếu đẩy mạnh giải ngân khi chỉ số về mức thấp này.

Chỉ số VN30 hiện đang bị sắc đỏ lấn lướt với nhiều mã giảm như VIB (-2%), MWG (-1,9%), GAS (-1,8%), PLX (-1,9%) BID (-1,8%), VPB (-1,1%), HDB (-1%), MBB (-0,5%), VCB (-0,3%).

Tạm thời, VIC (+1,6%) đã dừng vai trò "tội đồ" khi có được sắc xanh. Tuy nhiên, rất khó có thể đảm bảo việc tiền lớn không đem VIC ra là thuốc thử tâm lý cho thị trường.

Nếu điều này lại diễn ra thì khả năng xuống 1.100 điểm cũng có thể xảy ra bởi thực tế thị trường chung vẫn đang có một loạt cổ phiếu Midcap và Penny bị nhà đầu tư tháo chạy như DIG (-5%), DXG (-4,5%), HBC (-3,5%), NTL (-3,3%), CII (-3,6%), PC1 (-3,81%), FCN (-4,35%), LCG (-3,22%).

Trong ngày hôm qua, một sự kiện cũng được xem có tính hỗ trợ cho các cổ phiếu Midcap là HOSE đã chính thức đưa 6 triệu chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF DCVFMVNMIDCAP (FUEDCMID) vào giao dịch với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 60 tỷ đồng.

Hiện khối ngoại đang mua ròng FUEDCMID giá trị hơn 30 tỷ đồng. Tính chung trên cả sàn, tạm thời áp lực của khối ngoại đã được triệt tiêu và đang có động thái mua ròng 88,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index đang giảm về 246 điểm. Biên độ của chỉ số này lớn hơn cả VN-Index do chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các mã IDC (-2,42%), TNG (-5%), CEO (-4,8%).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 vượt trên 16.700 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch đề ra. Nợ xấu thấp, các chỉ tiêu hiệu quả thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank

Năm 2024 SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch... Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống