Một đại gia điện máy sở hữu một loạt bất động sản đắc địa bị ngân hàng thông báo siết nợ

SCIC đã thoái hết 84,31% vốn điều lệ của Todimax vào năm 2022 và thu về 276 tỷ đồng.

Một đại gia điện máy sở hữu một loạt bất động sản đắc địa bị ngân hàng thông báo siết nợ

Đầu tháng 12, ngân hàng BIDV Chi nhánh Bình Chánh (TP.HCM) vừa thông báo thu giữ tài sản đảm bảo của CTCP điện máy TP.HCM (Todimax).

Cụ thể, tài sản bị BIDV thu giữ bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ một phần nhà số 606/706 quốc lộ 13, KP4, Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Đây là tài sản thuộc sở hữu của bà Lê Thị Chỉnh, được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của Todimax tại BIDV Chi nhánh Bình Chánh.

Tài sản thứ hai bị thu giữ là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ 41 đường số 1107 Phạm Thế Hiển (nay là 41 đường Dương Bạch Mai), phường 5, quận 8, TP.HCM. Đây là tài sản thuộc sở hữu của bà Vũ Thị Hồng, được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của Todimax tại BIDV Chi nhánh Bình Chánh.

Todimax tiền thân là Tổng công ty Điện máy, được thành lập từ năm 1958, hiện đặt trụ sở tại số 163, phố Đại La, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 72,9 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm cho thuê, khai thác tài sản văn phòng, kho tàng, bến bãi....

Doanh nghiệp này từng là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Tuy nhiên, đến tháng 10/2022, tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái hết 84,31% vốn điều lệ và thu về 276 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch HĐQT của Todimax là ông Nguyễn Văn Ngọc, người nắm giữ khoảng 99% số cổ phần.

Theo báo cáo của Todimax tại ĐHĐCĐ năm 2023, năm 2022 công ty mang về gần 27 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 10% so với năm 2021. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đạt 595 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi kế hoạch của cả năm là 1,5 tỷ đồng.

screenshot-2023-12-12-112231-1702360619494-17023606195741807610395-7890.png
Quảng cáo

Theo tìm hiểu, Todimax đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư, nghiên cứu thực hiện dự án trên một số khu đất, tập trung ở thành phố Hà Nội. Tuy vậy, hầu hết các phương án này đều không thể triển khai.

Trước hết, tại khu đất số 163 Đại La, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội (quy mô 2.383,2m2, nay là trụ sở Todimax), công ty không ký được hợp đồng thuê đất, đang trả tiền thuê đất hàng năm theo thông báo của cơ quan thuế. UBND quận Hai Bà Trưng đã đề nghị thu hồi khu đất này để xây trường mầm non Đồng Tâm và đang được UBND thành phố Hà Nội xem xét.

khu đất tại 76 Ngọc Lâm, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội , TODIMAX không ký được hợp đồng thuê đất, đang trả tiền thuê đất hàng năm theo thông báo của cơ quan thuế. Hồi tháng 1/2007, theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội và các Bộ đã có các văn bản quyết định thống nhất cho TODIMAX mua chỉ định nhà và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội.

Tuy nhiên, Sở Tài chính (thuộc UBND TP. Hà Nội) sau đó vào tháng 11/2016 đã có văn bản số 7472 tạm dừng xem xét phê duyệt giá bán nhà, đất. Theo văn bản số 342 tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng thực hiện thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khu đất này.

Còn ở 2 khu đất tại số 42 ngõ 67 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (quy mô 11.430,8m2)và số 41 ngõ 81 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (quy mô 6.266,1m2), TODIMAX vào tháng 4/2019 đã có thỏa thuận hợp tác đầu tư với CTCP TSG Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 30:70. Trong đó, công ty sẽ góp vốn bằng bằng giá trị tài sản trên đất, lợi thế thương mại của các khu đất đầu tư.

Theo thỏa thuận, TSG trong vòng 6 tháng kể từ khi ký hợp đồng phải làm việc với với cơ quan chức năng của UBND TP. Hà Nội để được chấp thuận cho phép nghiên cứu đầu tư dự án. Thời hạn này có thể gia hạn tối đa thêm 3 tháng nếu khó khăn. Tuy vậy, TODIMAX cho biết dự án vẫn chưa thể triển khai sau 15 tháng, do đó thỏa thuận với TSG Việt Nam đã chấm dứt hiệu lực.

Lô đất tại số 67 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (quy mô 2.809,6m2) là khu đất duy nhất TODIMAX đã đem góp vốn và thành lập Liên doanh Shinil từ năm 1998. Tuy vậy, liên doanh này đã chấm dứt hiệu giải thể từ tháng 11/2016 do hết thời hạn hoạt động dự án đàu tư và doanh nghiệp không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Todimax cho biết đang thay mặt liên doanh thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, lô đất này không thuộc sở hữu của Todimax nên công ty không nộp tiền thuế đất/tiền sử dụng đất hàng năm.

Ngoài các lô đất kể trên, Todimax hiện đang sở hữu khu đất số 92 Hai Bà Trưng, Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội (quy mô 380,8m2); số 131 Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội (712,2m2); 35/67 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (517,3m2); 67 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (129,8m2); 71 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (194,5m2); 75 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (1.187,5m2); 6 Lương Hữu Khánh, Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM (52,17m2)....

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết tỷ suất lợi nhuận của mảng nông nghiệp trong năm 2024 đã lên mức cao nhất, cao hơn cả các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và là mức tỷ suất lợi nhuận mơ ước ở thị trường Việt Nam.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa triển khai chương trình “Con đường ưu đãi”, giảm giá đồng loạt 20% cho các chủ thẻ tín dụng khi thanh toán ở trên 40 cửa hàng tại 2 tuyến phố ẩm thực gồm phố Trung Hòa – Hà Nội và phố Phan Xích Long – TP. H

FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB

LynkiD – Giải pháp loyalty đại diện công nghệ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025

LynkiD - nền tảng gắn kết khách hàng toàn diện, vinh dự là đại diện doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025 – sự kiện toàn cầu về tăng trưởng xanh và tài chính khí hậu, diễn ra từ ngày 15 - 17/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Make in Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động

“Hòa Phát mạnh dạn xây dựng kế hoạch lợi nhuận 15.000 tỷ đồng, để hoàn thành 3 quý còn lại của năm cần đạt hơn 4.000 tỷ đồng lợi nhuận mỗi quý. Đây là con số rất cao, vừa là thách thức vừa là cơ hội. Tuy nhiên, Hoà Phát sẽ không có điều chỉnh kế hoạch", Chủ tịch Hòa Phát Khẳng định.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Năm 2025, Viettel Construction đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 13.968 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 721,4 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4% so với năm 2024.

Viettel Construction trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số Đánh dấu 3 thập kỷ vươn mình, Viettel Construction đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động”

ĐHĐCĐ “cổ phiếu quốc dân” HPG, 10 câu hỏi đặt ra với tỷ phú Trần Đình Long

Hòa Phát không còn là doanh nghiệp có lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn xứng đáng là “cổ phiếu quốc dân” với gần 6,4 tỷ cổ phiếu và Đại hội đồng cổ đông HPG vẫn là một trong những đại hội được mong chờ nhất trong mùa đại hội năm 2025.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Nhu cầu về nhà máy AI sẽ lớn hơn, FPT không giới hạn ở 2 nhà máy "

Năm 2025, FPT đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục với 75.400 tỷ đồng, kế hoạch đặt ra vào tháng 1/2025. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, CEO FPT nói “đây là kế hoạch thách thức” và đề xuất ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT điều chỉnh, nếu cần thiết.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, dự kiến chia cổ tức 25%