MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 – 2026, MB xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược. Là ngân hàng tiên phong ứng dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đến nay, MB trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho cả 3 trụ cột từ năm 2020.

anh-nhan-chung-nhan.jpg
Bà Phạm Thị Trung Hà – Phó Tổng giám đốc MB nhận giấy chứng nhận hoàn thành xác thực độc lập công cụ đo lường LCR, NSFR theo chuẩn mực Basel III (Ảnh: MB)

Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro thanh khoản tiên tiến đã giúp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vững vàng trước những khó khăn của thị trường. Trong những giai đoạn thị trường căng thẳng, MB luôn tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, duy trì nguồn thanh khoản dồi dào đảm bảo MB có đầy đủ khả năng đảm bảo các nghĩa vụ tài chính trong mọi tình huống có thể xảy ra.

Quảng cáo

Hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn, MB luôn tiên phong nghiên cứu các thông lệ tiên tiến và ứng dụng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. MB tập trung nâng cao chất lượng sử dụng nguồn, tối ưu nguồn, đệm thanh khoản, năng lực quản lý rủi ro thanh khoản; đặc biệt, ngân hàng đã chủ động xây dựng công cụ tính toán Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR) và Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR) từ năm 2021-2022 theo các quy định nghiêm ngặt, khắt khe của Ủy ban Basel và ứng dụng kết quả tính toán trong định hướng điều hành, cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng, và đảm bảo tính bền vững trong hồ sơ thanh khoản của ngân hàng.

Tháng 6/2024, trong khuôn khổ phạm vi dự án Basel III, PwC đã rà soát độc lập, đánh giá và công nhận MB tuân thủ các quy định của Basel III trong việc đo lường LCR, NSFR. Đây là cơ sở giúp MB thêm kiên định với lựa chọn xây dựng khung quản trị rủi ro vững chắc, khẳng định hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả và bền vững.

Trước đó, MB liên tục chiến thắng các giải thưởng quốc tế danh giá về quản trị rủi ro như: Ngân hàng có hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2021) bởi The Asian Banker, Giải thưởng sáng tạo xuất sắc - Innovation Excellence Award bởi Oracle (2023) dành cho tổ chức có sự đổi mới xuất sắc trong việc ứng dụng các nền tảng OFSAA vào quản trị nội bộ và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế (Basel II), Giải Model Risk Manager (Đơn vị Quản trị rủi ro kiểu mẫu) bởi Celent (2024) nhờ triển khai thành công công cụ tính toán dự kiến tổn thất tối đa (VaR) gần thời gian thực.

Trước thềm sinh nhật lần thứ 30, MB tiếp tục khẳng định là một trong các ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững trong tương lai, giúp MB vững vàng triển khai tầm nhìn chiến lược “Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu.”

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Liên tiếp xác lập kỷ lục mới, giá vàng sắp tới sẽ ra sao?

Giá vàng đang trên đà tăng mạnh và có thể tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường tài chính, chính sách điều hành và diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố quyết định xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới đột ngột "lao dốc" Chuyên gia quốc tế: Sau khi tăng mạnh, giá vàng đã đến lúc tạm nghỉ Giá vàng thế giới có giảm tiếp?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát triển công nghệ là một trong những mũi nhọn của TCBS. Điều này thể hiện qua định hướng “WealthTech” của công ty, trong đó “Tech” có thể hiểu là áp dụng công nghệ vào phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa Techcombank ba năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” tại giải thưởng The Asset Digital Awards

Techcombank chi hơn 1.000 tỷ lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án góp vốn, mua cổ phần của Techcombank để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.

Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Tháo gỡ bài toán về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra hơn 60% việc làm và đóng góp đáng kể vào GDP. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.

Hai con gái của Chủ tịch OCB muốn bán 3,86% vốn ngân hàng Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được nới room ngoại lên 49% Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

10 cổ đông sở hữu gần 95% vốn Saigonbank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Saigonbank vừa công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.

Giảm trích lập dự phòng giúp lợi nhuận Saigonbank tăng 25% trong quý II/2024 Một doanh nghiệp bất động sản sở hữu 9,9% vốn Saigonbank Saigonbank lỗ gần 114 tỷ đồng quý IV/2024

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn

Ngân hàng TMCP Quân đội - MB vừa công bố danh sách cập nhật về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, với sự góp mặt của hai cổ đông mới là UBS AG Longdon Branch và Công ty TNHH Manulife (Việt Nam).

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"