Mặt trái của cơn sốt "vàng trắng"

Lithium không thể thiếu cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu nhưng lại gây ra không ít vấn đề với người dân tại các mỏ khai thác.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mặt trái của cơn sốt "vàng trắng"

Lithium đã trở thành một trong những kim loại được săn lùng nhiều nhất trên thế giới khi quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang tăng tốc trên toàn thế giới. Loại “vàng trắng” này là một phần không thể thiếu trong nhiều công nghệ quan trọng của các dự án khử carbon như pin mặt trời, pin xe điện và pin lưu trữ năng lượng. Kết quả là nhu cầu lithium ngày càng tăng và các nước trên thế giới cũng chạy đua để tăng nguồn cung.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất điện tái tạo bổ sung đạt 507 GW vào năm 2023, tăng gần 50% so với năm 2022. “Việc bổ sung năng lượng mặt trời và năng lượng gió được dự báo sẽ tăng hơn 2 lần vào năm 2028 so với 2022, liên tục phá kỷ lục trong giai đoạn này để đạt mức dự báo gần 710 GW”.

Tốc độ tăng trưởng chóng mặt này cũng đòi hỏi phải tăng cường năng lực sản xuất cho các bộ phận chính như tấm pin mặt trời quang điện, tua-bin gió và pin lithium-ion cho động cơ xe điện cũng như các bộ lưu trữ năng lượng tái tạo – đồng nghĩa nó đòi hỏi rất nhiều lithium.

Một báo cáo năm 2023 của Popular Mechanics tính toán rằng một nền kinh tế điện khí hoá vào năm 2030 có thể cần 250.000-450.000 tấn lithium. Để so sánh với con số khổng lồ đó, vào năm 2021 thế giới chỉ sản xuất 105 (chứ không phải 105.000) tấn lithium.

Mặc dù giá lithium ngày càng tăng mang lại lợi ích lớn cho các nền kinh tế có trữ lượng lớn nhưng nó cũng cần sự đánh đổi. Ví dụ như tại tam giác lithium của Nam Mỹ, việc mở rộng khai thác lithium ở các vùng đồng bằng của Argentina, Bolivia và Chile là vấn đề gây tranh cãi. Khi các ông lớn từ Mỹ, Nga và Trung Quốc đưa ra các hợp đồng lớn để khai thác “vàng trắng”, người dân địa phương lo ngại những các giao dịch này sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho hệ sinh thái mà họ phụ thuộc để kiếm sống mỗi ngày.

Khai thác lithium theo cách truyền thống đòi hỏi cực kỳ nhiều nước. Theo Wired, việc chiết xuất 1 tấn lithium cần khoảng 500.000 lít nước. Nó cũng đặt ra mối đe doạ tiềm tàng làm ô nhiễm nguồn nước dự trữ hiện có. Điều này là do lithium thường được chiết xuất băgnf cách bơm nước muối lithium vào ao, để cho chúng bay hơi và thu hoạch lượng muối lithium còn lại.

Đáng chú ý, phần nhiều lithium chỉ tập trung ở môi trường sa mạc. Tam giác lithium nổi tiếng ở Nam Mỹ chính là sa mạc Atacama và các khu vực khô cằn xung quanh – cũng là nơi đang trở thành sa mạc khô cằn nhất thế giới. Nước vô cùng quý giá đối với những người sống ở đó và rõ ràng họ có lý do để phản đối các dự án này.

Ngoài ra, các hoá chất sử dụng trong quá trình khai thác lithium cực kỳ độc hại và gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

Đây là một sự trớ trêu – sản xuất lithium rất cần thiết để hạn chế biến đổi khí hậu nhưng có thể xoá sạch nguồn nước của người dân địa phương thậm chí nhanh hơn cả hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Hơn nữa, người dân địa phương – những người chịu thiệt thòi nhất cho các dự án này – có thể không thu được bất kỳ lợi ích nào. Nông dân ở Bolivia sống ở các vùng nông thôn thậm chí không có điện để sử dụng ô tô điện. Họ chắc chắn cũng không nhận được đồng nào từ các dự án giao dịch lithium này.

Các công ty nhắm đến trữ lượng lithium này chủ yếu là công ty nước ngoài, đồng nghĩa lợi ích cho kinh tế địa phương là tương đối hạn chế.

Theo markettimes.vn

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Chat với BizLIVE